Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
124338

Nội dung và quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hiện nay

Ngày 19/10/2022 15:36:54

Khám sửa khỏe là nội dung bắt buộc để tuyển chọn người tham gia nghĩa vụ quân sự. Vậy khám sức khỏe bao gồm những nội dung nào ? Quy trình khám được thực hiện ra sao? Luật Minh Khuê xin được giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Luật sư tư vấn:

1. Thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự

Trước khi thực hiện khám tổng quát sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cần thực hiện bước sơ tuyển nghĩa vụ quân sự.

1.1 Sở tuyển nghĩa vụ quân sự là gì ?

Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sựlà việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

1.2 Sơ tuyển sức khỏe do cơ quan nào tiến hành ?

Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện.

1.3 Nội dung sơ tuyển sức khỏe

-Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thểlực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;

-Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

1.4 Quy trình sơ tuyển sức khỏe

-Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý;

-Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo nội dung quy định trên;

Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại MụcI Mẫu 2 Phụ lục 4ban hành kèm theoThông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQPquy định về khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;

Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danhmục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số3Phụ lục 1ban hành kèm theoThông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã;

Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theoMẫu 2vàMẫu 5bPhụ lục 5 ban hành kèm theoThông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

2. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sựlà việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.

2.1.Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm những ai ?

a)Thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

-Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.

-Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:

+ 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;

+ 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;

+ 01Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;

+ Các ủy viên khác.

-Sốlượng ủy viên Hội đồng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng phải bảo đảm đủ số lượng và trình độ thực hiện khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 2, đủ bộ phận theo quy định tại Khoản 5 Điều này, trong đó phải có tối thiểu từ 3 - 5 bác sỹ. Khám về nội khoa, ngoại khoa phải do các bác sỹ nội khoa và ngoại khoa đảm nhiệm; các chuyên khoa khác, có thể bố trí bác sỹ hoặc y sỹ, kỹthuật viên thuộc chuyên khoa đó đảm nhiệm.

b)Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

-Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số;

-Trường hợp các thành viên của Hội đồng không thống nhất về phân loại và kết luận sức khỏe thì Chủ tịch Hội đồng ghi vào phiếu sức khỏe kết luận theo ý kiến của đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên cóbiểuquyết của Chủtịch Hội đồng. Những ý kiến không thống nhất phải được ghi đầy đủ vào biên bản, có chữký của từng thành viên trong Hội đồng, gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

c)Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

-Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về việc triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe cho từng công dân được gọi nhập ngũ;

-Tổng hợp báo cáo kết quả khám sức khỏe gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) theo quy định; bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện (qua Phòng Y tế huyện).

d)Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

-Chủ tịch Hội đồng:

+ Điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về chất lượng khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự;

+ Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe;

+ Triệu tập và chủ trì họp Hội đồng để kết luận đối với những trường hợp có ý kiến không thống nhất về kết luận sức khỏe;

+ Tổ chức hội chẩn và ký giấy giới thiệu cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở các cơ sở y tế khi cần thiết;

+ Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe và ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và báo cáo với Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

-Phó Chủ tịch Hội đồng:

+ Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt;

+ Trực tiếp khám sức khỏe, tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

- Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng:

+ Lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cần thiết khác để Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự làm việc; tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tham gia khám sức khỏe, hội chẩn khi cần thiết;

+ Thực hiện đăng ký, thống kê và giúp Chủ tịch Hội đồng làm báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế theoMẫu 3avàMẫu 5cPhụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

-Các ủy viên Hội đồng:

+ Trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe trong phạm vi được phân công;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được triệu tập.

2.2.Nội dung khám sức khỏe

-Khám về thểlực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II,Mẫu 2 Phụ lục 4ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếpđiểm 5 hoặcđiểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;

-Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theoyêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;

-Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

2.3.Quy trình khám sức khỏe

-Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũđã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;

-Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;

-Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định;

-Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chốngHIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục IIMẫu 2 Phụ lục 4ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP;

-Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theoMẫu 3aPhụ lục 5 ban hành kèm theoThông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

2.4.Thời gian khám sức khỏe

Tgày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.

2.5.Tổ chức các phòng khám sức khỏe

a)Việc bố trí các phòng khám phải theo nguyên tắc một chiều, khép kín, thuận lợi cho người khám và bảo đảm đủ điều kiện tối thiểu để khám đối với từng chuyên khoa.

b)Số lượng các phòng khám căn cứ vào số lượng nhân viên y tế của Hội đồng khám sức khỏe và tình hình thực tế để bố trí:

-Phòng khám thể lực;

-Phòng đo mạch, Huyết áp;

-Phòng khám thị lực, Mắt;

-Phòng khám thính lực, Tai - Mũi - Họng;

-Phòng khám Răng - Hàm - Mặt;

-Phòng khám Nội và Tâm thần kinh;

-Phòng khám Ngoại khoa, Da liễu;

-Phòng xét nghiệm;

-Phòng kết luận.

Trường hợp có khám tuyển công dân nữ thực hiện khám sản phụ khoa theo hướng dẫn tại Mục IVPhụ lục 1ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

c)Trang bị, dụng cụ y tế tối thiểu của Hội đồng khám sức khỏe theo Danhmục quy định tạiPhụ lục 3ban hành kèm theoThông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

3. Chỉ tiêu sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự

Theo điểm a, điểm c khoản 3 Điều 4Thông tư số 148/2018/TT-BQP, chỉ tuyển công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 và không gọi công dân cận thịt 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ, nghiện ma túy, bị HIV, AIDS nhập ngũ.

Như vậy, tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự là có sức khỏe loại 1, 2 và 3; không bị cận từ 1,5 diop trở lên, không bị viễn thị các mức độ, không nghiện ma túy, không nhiễm HIV, AIDS.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phậnluật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đàigọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Nội dung và quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hiện nay

Đăng lúc: 19/10/2022 15:36:54 (GMT+7)

Khám sửa khỏe là nội dung bắt buộc để tuyển chọn người tham gia nghĩa vụ quân sự. Vậy khám sức khỏe bao gồm những nội dung nào ? Quy trình khám được thực hiện ra sao? Luật Minh Khuê xin được giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Luật sư tư vấn:

1. Thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự

Trước khi thực hiện khám tổng quát sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cần thực hiện bước sơ tuyển nghĩa vụ quân sự.

1.1 Sở tuyển nghĩa vụ quân sự là gì ?

Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sựlà việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

1.2 Sơ tuyển sức khỏe do cơ quan nào tiến hành ?

Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện.

1.3 Nội dung sơ tuyển sức khỏe

-Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thểlực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;

-Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

1.4 Quy trình sơ tuyển sức khỏe

-Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý;

-Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo nội dung quy định trên;

Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại MụcI Mẫu 2 Phụ lục 4ban hành kèm theoThông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQPquy định về khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;

Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danhmục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số3Phụ lục 1ban hành kèm theoThông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã;

Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theoMẫu 2vàMẫu 5bPhụ lục 5 ban hành kèm theoThông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

2. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sựlà việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.

2.1.Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm những ai ?

a)Thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

-Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.

-Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:

+ 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;

+ 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;

+ 01Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;

+ Các ủy viên khác.

-Sốlượng ủy viên Hội đồng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng phải bảo đảm đủ số lượng và trình độ thực hiện khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 2, đủ bộ phận theo quy định tại Khoản 5 Điều này, trong đó phải có tối thiểu từ 3 - 5 bác sỹ. Khám về nội khoa, ngoại khoa phải do các bác sỹ nội khoa và ngoại khoa đảm nhiệm; các chuyên khoa khác, có thể bố trí bác sỹ hoặc y sỹ, kỹthuật viên thuộc chuyên khoa đó đảm nhiệm.

b)Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

-Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số;

-Trường hợp các thành viên của Hội đồng không thống nhất về phân loại và kết luận sức khỏe thì Chủ tịch Hội đồng ghi vào phiếu sức khỏe kết luận theo ý kiến của đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên cóbiểuquyết của Chủtịch Hội đồng. Những ý kiến không thống nhất phải được ghi đầy đủ vào biên bản, có chữký của từng thành viên trong Hội đồng, gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

c)Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

-Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về việc triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe cho từng công dân được gọi nhập ngũ;

-Tổng hợp báo cáo kết quả khám sức khỏe gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) theo quy định; bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện (qua Phòng Y tế huyện).

d)Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

-Chủ tịch Hội đồng:

+ Điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về chất lượng khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự;

+ Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe;

+ Triệu tập và chủ trì họp Hội đồng để kết luận đối với những trường hợp có ý kiến không thống nhất về kết luận sức khỏe;

+ Tổ chức hội chẩn và ký giấy giới thiệu cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở các cơ sở y tế khi cần thiết;

+ Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe và ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và báo cáo với Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

-Phó Chủ tịch Hội đồng:

+ Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt;

+ Trực tiếp khám sức khỏe, tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

- Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng:

+ Lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cần thiết khác để Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự làm việc; tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tham gia khám sức khỏe, hội chẩn khi cần thiết;

+ Thực hiện đăng ký, thống kê và giúp Chủ tịch Hội đồng làm báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế theoMẫu 3avàMẫu 5cPhụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

-Các ủy viên Hội đồng:

+ Trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe trong phạm vi được phân công;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được triệu tập.

2.2.Nội dung khám sức khỏe

-Khám về thểlực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II,Mẫu 2 Phụ lục 4ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếpđiểm 5 hoặcđiểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;

-Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theoyêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;

-Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

2.3.Quy trình khám sức khỏe

-Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũđã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;

-Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;

-Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định;

-Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chốngHIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục IIMẫu 2 Phụ lục 4ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP;

-Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theoMẫu 3aPhụ lục 5 ban hành kèm theoThông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

2.4.Thời gian khám sức khỏe

Tgày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.

2.5.Tổ chức các phòng khám sức khỏe

a)Việc bố trí các phòng khám phải theo nguyên tắc một chiều, khép kín, thuận lợi cho người khám và bảo đảm đủ điều kiện tối thiểu để khám đối với từng chuyên khoa.

b)Số lượng các phòng khám căn cứ vào số lượng nhân viên y tế của Hội đồng khám sức khỏe và tình hình thực tế để bố trí:

-Phòng khám thể lực;

-Phòng đo mạch, Huyết áp;

-Phòng khám thị lực, Mắt;

-Phòng khám thính lực, Tai - Mũi - Họng;

-Phòng khám Răng - Hàm - Mặt;

-Phòng khám Nội và Tâm thần kinh;

-Phòng khám Ngoại khoa, Da liễu;

-Phòng xét nghiệm;

-Phòng kết luận.

Trường hợp có khám tuyển công dân nữ thực hiện khám sản phụ khoa theo hướng dẫn tại Mục IVPhụ lục 1ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

c)Trang bị, dụng cụ y tế tối thiểu của Hội đồng khám sức khỏe theo Danhmục quy định tạiPhụ lục 3ban hành kèm theoThông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

3. Chỉ tiêu sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự

Theo điểm a, điểm c khoản 3 Điều 4Thông tư số 148/2018/TT-BQP, chỉ tuyển công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 và không gọi công dân cận thịt 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ, nghiện ma túy, bị HIV, AIDS nhập ngũ.

Như vậy, tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự là có sức khỏe loại 1, 2 và 3; không bị cận từ 1,5 diop trở lên, không bị viễn thị các mức độ, không nghiện ma túy, không nhiễm HIV, AIDS.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phậnluật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đàigọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!