LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ NAM XUÂN
Ngày 07/11/2017 14:07:36
1. Tên gọi: III. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA III. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA
1.1. Tên gọi trước đây: Trước đây gọi là xã Hồi Xuân, gọi theo tiếng dân tộc Kinh. Có câu chuyện kể lại rằng: Nơi đây quanh năm cây cối xanh tươi với những dòng nước suối, nước mó trong lành thanh khiết, con người ở đây khoẻ mạnh, trẻ trung và đặc biệt là có giọng hát rất hay, nhiều người xinh đẹp, và họ cho rằng đó là nhờ đất và nước ở đây có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến con người nơi này, nên người dân ở đây lúc nào cũng trẻ đẹp, cây cối quanh năm xanh tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở, họ đặt tên nơi này là Hồi Xuân để khẳng định đất và người nơi đây luôn tươi trẻ, khoẻ mạnh.
1.2. Tên gọi hiện nay: xã Nam Xuân, xã Nam Xuân được chia tách và thành lập trên cơ sở: Một phần đất và người của xã Hồi Xuân là: Bản Bút, bản Tân Lập, bản Đun Nặm, bản Đun Pù và một phần đất và người của xã Nam Động là: Bản Khuông, từ tên của hai xã Nam Động và Hồi Xuân, Nam của Nam Động, Xuân của Hồi Xuân nên xã mới có tên là xã Nam Xuân như ngày nay.
2. Lịch sử hình thành:
2.1. Thực hiện Quyết định số 98, ngày 13 tháng 4 năm 1966 của Bộ Nội vụ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã thuộc huyện Quan Hoá; xã Nam Xuân được thành lập trên cơ sở một phần đất và người của xã Hồi Xuân và một phần đất và người của xã Nam Động. Ngày 25 tháng 6 năm 1966, cán bộ và nhân dân xã Nam Xuân long trọng tổ chức “Lễ thành lập xã” và “Lễ ra mắt của Ủy ban hành chính xã” nhiệm kỳ đầu tiên. Từ ngày đó trở đi Xã Nam Xuân có tên trên bản đồ hành chính của Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và ngày 25 tháng 6 hằng năm trở thành ngày truyền thống của xã nhà (ngày thành lập xã).
2.2. Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia địa giới giữa Pọng Bút và bản Chiềng Ca Da, giữa Mường Tuồng và Mường Ca Da, giữa tổng cổ Nam và tổng Phú Lệ là tại hòn Đá Ngang ( Cón Hín Khoáng), bên hữu ngạn là Sắn Có Nóng, bên tả ngạn là Sắn É. Nhưng ông Mường Ca Da muốn lấy một số đất và người của ông Mường Tuồng, đã nhiều lần ông Mường Ca Da bàn với ông Mường Tuồng (là con rể của ông Mường Ca Da) rằng: “Con cho bố mẹ xin từ Húa Ngu - trên bản Ken trở xuống”, nhưng ông Mường Tuồng không bằng lòng. Về sau ông Mường Ca Da lập mưu chiếm đất như sau: Nhân ngày hội cấy lúa, tiếng Thái gọi là Ngai Na, ông Mường Ca Da mời ông Mường Tuồng xuống dự hội và mời cơm dã hội, ông Mường Tuồng không xuống cũng không đành, vì Mường Ca Da là một mường lớn, hơn nữa mình là con rể. Đến lúc mời cơm dã hội, đôi bên mời nhau, chúc nhau, cả nàng mường và gái hầu cũng đến chúc, ông Mường Tuồng vui quá, say mềm. Với mưu đồ chuẩn bị sẵn văn bản nhường đất, họ kéo tay ông Mường Tuồng điểm chỉ vào một cách thoải mái, hoàn chỉnh, trong văn bản ghi rõ: “Ông Mường Tuồng nhường cho ông Mường Ca Da từ Húa Ngu (đầu rắn) trở xuống”. Sáng sớm mai, ông Mường Tuồng xin phép ông Mường Ca Da (bố vợ) để quay về, ông Mường Ca Da bảo: “Con nán lại ăn sáng và bàn bạc việc giao đất mà con đã hiến cho bố mẹ, theo văn bản đã thoả thuận hôm qua”, nói xong ông Mường Ca Da chìa ra 3 bản giống nhau đầy đủ và hợp pháp, không thể chối cãi được và giao cho ông Mường Tuồng một bản, một bản ông giữ, một bản gửi quan trên. Ông Mường Tuồng ngỡ ngàng không biết văn bản này làm lúc nào mà điểm chỉ của hai bên đầy đủ, kể cả người chứng kiến là người hầu đi theo cũng điểm chỉ, văn bản quá hợp pháp, không biết thoái thác bằng cách nào, ông đành xin tạm hoãn việc bàn giao đất. Về đến nhà ông Mường Tuồng không sao ở yên được nên đi lập đơn kiện việc làm mờ ám của ông Mường Ca Da. Quan phán xét sự việc thấy rằng, văn bản nhường đất quá đầy đủ và hợp lý chính ra không có gì bàn xét cả, nhưng ông Mường Tuồng đã có lời kêu thì quan trên phán xét như sau: Hai bên cho ém thuyền cách địa giới vùng tranh chấp bằng nhau, đúng giờ hẹn cùng nhau lao thuyền tới, gặp nhau chỗ nào thì địa giới hai bên tại chỗ đó. Hai bên đồng ý với phán xét của quan trên, ông Mường Tuồng đinh ninh mình sẽ chiến thắng vì mình xuôi dòng, ai ngời ông Mường Ca Da nghĩ ra kế bí mật đưa thuyền và người ém sẵn tại đỉnh Hát Đun và cho người canh gác trên đồi Lo Lương quan sát, khi nào thấy thuyền ông Mường Tuồng xuống thì phát tín hiệu để thuyền lao lên. Đúng như dự định, thuyền ông Mường Tuồng xuống đến cửa Suối Hẹ, người gác phát tín hiệu, thuyền ông Mường Ca Da lao lên đến đỉnh Thác Hố thì thuyền hai bên giao nhau và reo lên, tiếng Thái gọi là (Hố), nghĩa là hò reo, cái tên hát Hố, Suối Hố, làng Hố có từ đó đến nay. Ông Mường Tuồng vô cùng tức giận nhưng đành ngậm ngùi chịu đựng. Hai bên cùng xác định địa giới giữa Mường Tuồng và Mường Ca Da là tại đỉnh Hát Hố, bên hữu ngạn là Suối Khuông, bên tả ngạn là Suối Hố. Sau khi đã thống nhất địa giới hai bên cùng đem một con chó chửa lên giết tại đỉnh đồi, sau quả đồi này được đặt là đồi Pó Chọ (theo tiếng Mường, Pó Chọ là giết chó, gọi theo tiếng Mường vì địa điểm chôn thuộc đất người dân tộc Mường - Nam Tiến trước đây) và đem chôn tại cửa Suối Khuông có ý ăn thề là không ai được phép đưa, dịch địa giới lên xuống nữa.
2.3.Địa dư hành chính của xã thuộc mường Ca Da, tổng Phú Lệ.
1. Đặc điểm tự nhiên:
1.1. Khái quát đặc điểm địa hình của xã:
Nam Xuân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên lại cộng thêm khí hậu địa hình đồi núi cao, thời tiết mùa hạ và mùa đông dài hơn mùa xuân và mùa thu, nắng lắm, mưa nhiều. Xã có địa hình núi non hiểm trở, nhiều núi cao, suối sâu.
1.2. Các loại đất chủ yếu phân bố trên địa bàn xã là đất nông, lâm nghiệp, chiếm 93,35%.
1.3. Hệ thống sông, suối lớn chảy qua địa bàn xã:
Trong địa phận xã, có sông chính là Sông Luồng chảy qua địa bàn xã với chiều dài 9.700 mét, ngoài ra còn có các con suối nhỏ là nhánh phụ, nguồn cung cấp nước cho sông Luồng. Bên hữu ngạn có suối Ka Đông (tiếng dân tộc Mường), là địa giới hành chính giữa xã Nam Xuân và xã Nam Tiến, tiếp theo là suối Hẹ, suối Chít, suối Khuông, Suối Bóng,(tiếng dân tộc Mường) ở địa bàn Bản Khuông; Bên tả ngạn bản Khuông có các suối gồm: suối Hố là ranh giới giữa xã Nam Tiến với xã Nam Xuân, tiếp đến là suối Nong, suối Hang Bang, suối Chiếng, suối Slias. Bên hữu ngạn Bản Nam Tân có suối Đun, suối Co Xum, suối Hui, suối Hạng, suối Co Cú (tiếng Thái) suối Có Cú là ranh giới giữa bản Na Lặc và bản Nam Tân. Bên tả ngạn có suối Sén, suối Sán; Ở bản Na Lặc có suối Lặc, suối Dượng, suối Bâu Hựa; bản Na Cốc có suối Ka Sắm, Suối Ban, suối Luốc Pán (tiếng dân tộc Thái) Suối Luốc Pán và Suối cạn Buốc Mu là địa giới giữa xã Nam Xuân và xã Hồi Xuân.
Hệ thống sông, suối đa dạng, phức tạp là nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi, sản xuất của người dân nơi đây, bên cạnh đó, những dòng suối nhỏ, uốn khúc cùng với dòng sông Luồng trong xanh đã tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên của Nam Xuân.
1.4. Hệ thống đồi núi, núi đá trong địa bàn xã:
Địa phận xã có các ngọn núi cao. Phía Bắc là phần cuối cùng của dãy núi Pù Hu (tiếng Thái), chảy dài từ Nam Tiến về đến Kéo Hang - Phá Cáng, thuộc địa giới hành chính giữa bản Na Cốc – Nam Xuân với Bản Khằm – Hồi Xuân Phía Đông Nam và Phía Nam nằm trong địa bàn của xã có dãy núi đá Pha Đanh, Póm Nóc Ngua, Tén Luống Phá Đay (tiếng Thái) thuộc địa phận Bản Bút; Sắn Háng Can (tiếng Thái, thuộc địa phận giữa Bản Na Lặc và Bản Nam Tân) là một quả núi cao, khi đia qua nơi này vừa đi vừa bò, can theo tiếng Thái là đi bò; Phá Đún Pu Cọ (tiếng Thái), thuộc địa phận Bản Đun Pù. Chính tại Pu Cọ này, năm 1962, đế quốc Mỹ đang xâm chiếm Miền Nam nước ta đã cho một toán biệt kích gồm 4 tên nhảy dù xuống nhằm quấy rối hậu phương để đánh ra miền Bắc nước ta; Póm Pó Chọ (nghĩa là núi giết chó, theo tiếng dân tộc Mường) ở Bản Khuông; Póm Sắm Mương (nghĩa là Núi Ba Mường, gọi theo tiếng dân tộc Thái) là ranh giới giữa 3 mường gồm: Mường ca Da, Mường Tuồng và Mường Chừ; Lang Phu Pao (nghĩa là núi đá pao, theo tiếng dân tộc Mường), ở khu vực này, mọc rất nhiều cây nứa pao, nên được gọi là Lang Phu Pao; Póm Pa Chom (nghĩa là Núi Ba Chòm, theo tiếng dân tộc Mường), tên ba chòm là ba rông đất chụm lại với nhau thành ranh giới của 3 bản gồm: Bản Khuông xã Nam Xuân với Bản Ken xã Nam Tiến và Bản Lợ huyện Quan Sơn; Lang Pạc (nghĩa là Núi Bạc, theo tiếng dân tộc Mường), Lang pạc có câu chuyện kể rằng: ngày xưa có một ông đi đào củ nâu, củ mài thì thấy một cái hũ, ông liền mở ra xem thì thấy trong hũ toàn bạc trắng, bạc nén, từ đó người dân gọi đây là Núi Bạc; Ở Bản Na Lặc có Póm Phặc Pệch, Póm pá Páo, Póm Nộc Cộc, Póm Phá Ngàn, Póm pá Ngoạng.
Địa hình đồi núi cao đã góp phần tạo nên sự phân hoá khí hậu đa dạng giữa các vùng miền và cũng là nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về thảm thực vật và thổ nhưỡng, tạo nên đặc điểm tự nhiên với những cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú, khí hậu quanh năm mát mẻ.
1.5. Hệ thống hang, động nằm trong phạm vi địa bàn xã:
Trong xã có nhiều hang, động, là những cảnh quan kỳ thú, trong đó phải kể đến động Hang Phi (tiếng Thái) thuộc địa phận bản Na Cốc, một hang động đẹp, kỳ thú nằm ở cuối sông Luồng, cách cửa sông khoảng 500 mét. Động Hang Phi là nơi kỳ thú về danh lam thắng cảnh, vùng đất khí hậu trong lành trời phú và là nơi chiến tích lịch sử nghĩa quân Lam Sơn, hương hồn các binh sỹ tử trận đang quấn quýt vùng đất mà nơi mình đã nằm lại để góp phần dành lấy nền độc lập cho cho nước Nam. Lịch sử truyền rằng: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân ta chọn khu vực Hang Phi để tổ chức các ổ phục kích chặn đánh quân Pháp đi càn quét hoặc quân tiếp viện nơi khác đến đồn Hồi Xuân, gây cho quân Pháp thiệt hại nặng nề như trận Héo Ma Ngo, trận Na Ka Sắm, trận Sộp Huối Luốc Pán. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hang Phi là nơi sơ tán của Trường văn hoá tập trung, trường 4+3, công trường Ba Gia và một số đơn vị kinh tế trong huyện và chính nơi đây là nơi tiến đưa các thầy giáo xếp bút nghiên, rời bục giảng cầm súng ra chiến trường tham gia cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Động Hang Phi, nay là địa điểm vui chơi, giải trí, vãn cảnh thiên nhiên, hưởng không khí trong lành mát rượi của mùa hè và ấm cúng, nghĩa tình về mùa đông. Những ngày lễ, tết và ngày hè nóng nực, nhiều người chọn đến Hang Phi để tắm sông, hoà mình vào dòng chảy bất tận mát rượi của dòng sông Luồng và động Hang Phi, thắp nén nhang cầu khấn cho hương hồn các binh sỹ Lam Sơn tử trận cầu mong họ phù hộ cho mọi người, mọi nhà, quê hương, đất nước những điều may mắn, tốt lành nhất. Ngoài ra, trong thung lũng phía Nam của xã còn có Hang Dến, Hang Nặm, Hang Nộc Cộc, Hang Nu Bai (theo tiếng dân tộc Thái) thuộc địa phận Bản Bút. Ở bản Khuông có các hang được chú ý nhiều nhất gồm: Hang Din, Hang Bang, Hang Tặng (tiếng dân tộc Mường). Ở bản Na Lặc có các hang: Hang Hin Pén, Hang Hèn, Hang Nhiêm, Hang Mươi (theo tiếng dân tộc Thái).
1.6. Hệ thống thung lũng trong phạm vi của xã:
Xã có piềng bãi Pha Đay (theo tiếng Thái, Pha Đay nghĩa là núi hình bậc thang, pha là núi, đay là thang) ở Bản Bút; piềng bãi Pù Bai (tiếng Thái) thuộc địa phận Bản Nam Tân. Pha Đay là một piềng bãi nằm trên đỉnh núi cao, nơi đây quanh năm cây cối xanh tươi, với hồ nước trong xanh, mát lành (gọi là Hồ Pha Đay), phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản và là nguồn tưới tiêu cho cánh đồng lúa lớn của Bản Bút (Na Bán). Ở Bản Na Lặc có Lòng Pác Háng, là một piềng bãi rộng rãi, thoáng mát trước cửa Hang Nhiêm. Các piềng này nếu tính diện tích, quy mô thì chưa được gọi lag thung lũng, nhưng với cảnh quan tự nhiên thì đây là những địa điểm hấp dẫn để píc níc, tận hưởng không khí trong lành.
1.7. Các loài động vật chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn xã:
Trước đây, hầu hết các khu rừng nguyên sinh trên địa bàn xã đều có các loại động vật quý như: hươu, nai, hoẵng, lợn lòi, khỉ, chồn, dúi, chuột, sóc…hiện nay, vẫn còn nhưng rất ít, chỉ còn ở một số khu rừng nguyên sinh thuộc núi Pù Bai, núi Pha Đay.
1.8. Các loài thực vật hiện nay và trước đây:
Trước đây, trong phạm vi địa bàn của xã có các loài cây lấy gỗ như: cây xú, dổi, Lim khẹt, trỏ, bi, mày lái, lim, mày kiêng…do quá trình khai thác sử dụng và tác động của thiên nhiên, hiện nay chủ yếu chỉ còn một số cây như: lát, mày kiêng, bi, lát, xoan.
Cây làm nguyên liệu công nghiệp chủ yếu là cây luồng, tre, xoan.
Cây dược liệu làm thuốc và có giá trị kinh tế như: sa nhân, củ mài, củ cơm, cây một lá, thiên nhiên kiện, của ba mươi …còn nhiều tại các khu rừng nguyên sinh, tái sinh. Đối với cây dược liệu, ngoài việc mang về dùng trong gia đình, các loại dược liệu cũng được bà con khai thác đem bán cho các thương lái thu mua tại địa phương với giá rất cao.
Với đặc điểm của hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú đã góp phần quan trọng trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường, rừng cung cấp nguồn oxy, điều hoà nước, bảo vệ, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, giữ không khí trong lành, bảo đảm cho sự sống và bảo vệ sức khoẻ của con người.
2. Đặc điểm lịch sử:
2.1. Các di tích lịch sử trên địa bàn xã:
Xã có một Miếu đặt tại khu Hang Phi, gọi là Miếu thờ các binh sỹ nghĩa quân Lam Sơn. Nơi này thường được thắp hương vào các dịp lễ, tết hoặc các du khách vãn cảnh tại Hang Phi cũng tìm đến để thắp nén nhang cầu mong các nghĩa quân phù hộ sức khoẻ, thành đạt, may mắn cho gia đình, quê hương1. Tên gọi:
1.1. Tên gọi trước đây: Trước đây gọi là xã Hồi Xuân, gọi theo tiếng dân tộc Kinh. Có câu chuyện kể lại rằng: Nơi đây quanh năm cây cối xanh tươi với những dòng nước suối, nước mó trong lành thanh khiết, con người ở đây khoẻ mạnh, trẻ trung và đặc biệt là có giọng hát rất hay, nhiều người xinh đẹp, và họ cho rằng đó là nhờ đất và nước ở đây có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến con người nơi này, nên người dân ở đây lúc nào cũng trẻ đẹp, cây cối quanh năm xanh tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở, họ đặt tên nơi này là Hồi Xuân để khẳng định đất và người nơi đây luôn tươi trẻ, khoẻ mạnh.
1.2. Tên gọi hiện nay: xã Nam Xuân, xã Nam Xuân được chia tách và thành lập trên cơ sở: Một phần đất và người của xã Hồi Xuân là: Bản Bút, bản Tân Lập, bản Đun Nặm, bản Đun Pù và một phần đất và người của xã Nam Động là: Bản Khuông, từ tên của hai xã Nam Động và Hồi Xuân, Nam của Nam Động, Xuân của Hồi Xuân nên xã mới có tên là xã Nam Xuân như ngày nay.
2. Lịch sử hình thành:
2.1. Thực hiện Quyết định số 98, ngày 13 tháng 4 năm 1966 của Bộ Nội vụ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã thuộc huyện Quan Hoá; xã Nam Xuân được thành lập trên cơ sở một phần đất và người của xã Hồi Xuân và một phần đất và người của xã Nam Động. Ngày 25 tháng 6 năm 1966, cán bộ và nhân dân xã Nam Xuân long trọng tổ chức “Lễ thành lập xã” và “Lễ ra mắt của Ủy ban hành chính xã” nhiệm kỳ đầu tiên. Từ ngày đó trở đi Xã Nam Xuân có tên trên bản đồ hành chính của Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và ngày 25 tháng 6 hằng năm trở thành ngày truyền thống của xã nhà (ngày thành lập xã).
2.2. Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia địa giới giữa Pọng Bút và bản Chiềng Ca Da, giữa Mường Tuồng và Mường Ca Da, giữa tổng cổ Nam và tổng Phú Lệ là tại hòn Đá Ngang ( Cón Hín Khoáng), bên hữu ngạn là Sắn Có Nóng, bên tả ngạn là Sắn É. Nhưng ông Mường Ca Da muốn lấy một số đất và người của ông Mường Tuồng, đã nhiều lần ông Mường Ca Da bàn với ông Mường Tuồng (là con rể của ông Mường Ca Da) rằng: “Con cho bố mẹ xin từ Húa Ngu - trên bản Ken trở xuống”, nhưng ông Mường Tuồng không bằng lòng. Về sau ông Mường Ca Da lập mưu chiếm đất như sau: Nhân ngày hội cấy lúa, tiếng Thái gọi là Ngai Na, ông Mường Ca Da mời ông Mường Tuồng xuống dự hội và mời cơm dã hội, ông Mường Tuồng không xuống cũng không đành, vì Mường Ca Da là một mường lớn, hơn nữa mình là con rể. Đến lúc mời cơm dã hội, đôi bên mời nhau, chúc nhau, cả nàng mường và gái hầu cũng đến chúc, ông Mường Tuồng vui quá, say mềm. Với mưu đồ chuẩn bị sẵn văn bản nhường đất, họ kéo tay ông Mường Tuồng điểm chỉ vào một cách thoải mái, hoàn chỉnh, trong văn bản ghi rõ: “Ông Mường Tuồng nhường cho ông Mường Ca Da từ Húa Ngu (đầu rắn) trở xuống”. Sáng sớm mai, ông Mường Tuồng xin phép ông Mường Ca Da (bố vợ) để quay về, ông Mường Ca Da bảo: “Con nán lại ăn sáng và bàn bạc việc giao đất mà con đã hiến cho bố mẹ, theo văn bản đã thoả thuận hôm qua”, nói xong ông Mường Ca Da chìa ra 3 bản giống nhau đầy đủ và hợp pháp, không thể chối cãi được và giao cho ông Mường Tuồng một bản, một bản ông giữ, một bản gửi quan trên. Ông Mường Tuồng ngỡ ngàng không biết văn bản này làm lúc nào mà điểm chỉ của hai bên đầy đủ, kể cả người chứng kiến là người hầu đi theo cũng điểm chỉ, văn bản quá hợp pháp, không biết thoái thác bằng cách nào, ông đành xin tạm hoãn việc bàn giao đất. Về đến nhà ông Mường Tuồng không sao ở yên được nên đi lập đơn kiện việc làm mờ ám của ông Mường Ca Da. Quan phán xét sự việc thấy rằng, văn bản nhường đất quá đầy đủ và hợp lý chính ra không có gì bàn xét cả, nhưng ông Mường Tuồng đã có lời kêu thì quan trên phán xét như sau: Hai bên cho ém thuyền cách địa giới vùng tranh chấp bằng nhau, đúng giờ hẹn cùng nhau lao thuyền tới, gặp nhau chỗ nào thì địa giới hai bên tại chỗ đó. Hai bên đồng ý với phán xét của quan trên, ông Mường Tuồng đinh ninh mình sẽ chiến thắng vì mình xuôi dòng, ai ngời ông Mường Ca Da nghĩ ra kế bí mật đưa thuyền và người ém sẵn tại đỉnh Hát Đun và cho người canh gác trên đồi Lo Lương quan sát, khi nào thấy thuyền ông Mường Tuồng xuống thì phát tín hiệu để thuyền lao lên. Đúng như dự định, thuyền ông Mường Tuồng xuống đến cửa Suối Hẹ, người gác phát tín hiệu, thuyền ông Mường Ca Da lao lên đến đỉnh Thác Hố thì thuyền hai bên giao nhau và reo lên, tiếng Thái gọi là (Hố), nghĩa là hò reo, cái tên hát Hố, Suối Hố, làng Hố có từ đó đến nay. Ông Mường Tuồng vô cùng tức giận nhưng đành ngậm ngùi chịu đựng. Hai bên cùng xác định địa giới giữa Mường Tuồng và Mường Ca Da là tại đỉnh Hát Hố, bên hữu ngạn là Suối Khuông, bên tả ngạn là Suối Hố. Sau khi đã thống nhất địa giới hai bên cùng đem một con chó chửa lên giết tại đỉnh đồi, sau quả đồi này được đặt là đồi Pó Chọ (theo tiếng Mường, Pó Chọ là giết chó, gọi theo tiếng Mường vì địa điểm chôn thuộc đất người dân tộc Mường - Nam Tiến trước đây) và đem chôn tại cửa Suối Khuông có ý ăn thề là không ai được phép đưa, dịch địa giới lên xuống nữa.
2.3.Địa dư hành chính của xã thuộc mường Ca Da, tổng Phú Lệ.
1. Đặc điểm tự nhiên:
1.1. Khái quát đặc điểm địa hình của xã:
Nam Xuân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên lại cộng thêm khí hậu địa hình đồi núi cao, thời tiết mùa hạ và mùa đông dài hơn mùa xuân và mùa thu, nắng lắm, mưa nhiều. Xã có địa hình núi non hiểm trở, nhiều núi cao, suối sâu.
1.2. Các loại đất chủ yếu phân bố trên địa bàn xã là đất nông, lâm nghiệp, chiếm 93,35%.
1.3. Hệ thống sông, suối lớn chảy qua địa bàn xã:
Trong địa phận xã, có sông chính là Sông Luồng chảy qua địa bàn xã với chiều dài 9.700 mét, ngoài ra còn có các con suối nhỏ là nhánh phụ, nguồn cung cấp nước cho sông Luồng. Bên hữu ngạn có suối Ka Đông (tiếng dân tộc Mường), là địa giới hành chính giữa xã Nam Xuân và xã Nam Tiến, tiếp theo là suối Hẹ, suối Chít, suối Khuông, Suối Bóng,(tiếng dân tộc Mường) ở địa bàn Bản Khuông; Bên tả ngạn bản Khuông có các suối gồm: suối Hố là ranh giới giữa xã Nam Tiến với xã Nam Xuân, tiếp đến là suối Nong, suối Hang Bang, suối Chiếng, suối Slias. Bên hữu ngạn Bản Nam Tân có suối Đun, suối Co Xum, suối Hui, suối Hạng, suối Co Cú (tiếng Thái) suối Có Cú là ranh giới giữa bản Na Lặc và bản Nam Tân. Bên tả ngạn có suối Sén, suối Sán; Ở bản Na Lặc có suối Lặc, suối Dượng, suối Bâu Hựa; bản Na Cốc có suối Ka Sắm, Suối Ban, suối Luốc Pán (tiếng dân tộc Thái) Suối Luốc Pán và Suối cạn Buốc Mu là địa giới giữa xã Nam Xuân và xã Hồi Xuân.
Hệ thống sông, suối đa dạng, phức tạp là nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi, sản xuất của người dân nơi đây, bên cạnh đó, những dòng suối nhỏ, uốn khúc cùng với dòng sông Luồng trong xanh đã tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên của Nam Xuân.
1.4. Hệ thống đồi núi, núi đá trong địa bàn xã:
Địa phận xã có các ngọn núi cao. Phía Bắc là phần cuối cùng của dãy núi Pù Hu (tiếng Thái), chảy dài từ Nam Tiến về đến Kéo Hang - Phá Cáng, thuộc địa giới hành chính giữa bản Na Cốc – Nam Xuân với Bản Khằm – Hồi Xuân Phía Đông Nam và Phía Nam nằm trong địa bàn của xã có dãy núi đá Pha Đanh, Póm Nóc Ngua, Tén Luống Phá Đay (tiếng Thái) thuộc địa phận Bản Bút; Sắn Háng Can (tiếng Thái, thuộc địa phận giữa Bản Na Lặc và Bản Nam Tân) là một quả núi cao, khi đia qua nơi này vừa đi vừa bò, can theo tiếng Thái là đi bò; Phá Đún Pu Cọ (tiếng Thái), thuộc địa phận Bản Đun Pù. Chính tại Pu Cọ này, năm 1962, đế quốc Mỹ đang xâm chiếm Miền Nam nước ta đã cho một toán biệt kích gồm 4 tên nhảy dù xuống nhằm quấy rối hậu phương để đánh ra miền Bắc nước ta; Póm Pó Chọ (nghĩa là núi giết chó, theo tiếng dân tộc Mường) ở Bản Khuông; Póm Sắm Mương (nghĩa là Núi Ba Mường, gọi theo tiếng dân tộc Thái) là ranh giới giữa 3 mường gồm: Mường ca Da, Mường Tuồng và Mường Chừ; Lang Phu Pao (nghĩa là núi đá pao, theo tiếng dân tộc Mường), ở khu vực này, mọc rất nhiều cây nứa pao, nên được gọi là Lang Phu Pao; Póm Pa Chom (nghĩa là Núi Ba Chòm, theo tiếng dân tộc Mường), tên ba chòm là ba rông đất chụm lại với nhau thành ranh giới của 3 bản gồm: Bản Khuông xã Nam Xuân với Bản Ken xã Nam Tiến và Bản Lợ huyện Quan Sơn; Lang Pạc (nghĩa là Núi Bạc, theo tiếng dân tộc Mường), Lang pạc có câu chuyện kể rằng: ngày xưa có một ông đi đào củ nâu, củ mài thì thấy một cái hũ, ông liền mở ra xem thì thấy trong hũ toàn bạc trắng, bạc nén, từ đó người dân gọi đây là Núi Bạc; Ở Bản Na Lặc có Póm Phặc Pệch, Póm pá Páo, Póm Nộc Cộc, Póm Phá Ngàn, Póm pá Ngoạng.
Địa hình đồi núi cao đã góp phần tạo nên sự phân hoá khí hậu đa dạng giữa các vùng miền và cũng là nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về thảm thực vật và thổ nhưỡng, tạo nên đặc điểm tự nhiên với những cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú, khí hậu quanh năm mát mẻ.
1.5. Hệ thống hang, động nằm trong phạm vi địa bàn xã:
Trong xã có nhiều hang, động, là những cảnh quan kỳ thú, trong đó phải kể đến động Hang Phi (tiếng Thái) thuộc địa phận bản Na Cốc, một hang động đẹp, kỳ thú nằm ở cuối sông Luồng, cách cửa sông khoảng 500 mét. Động Hang Phi là nơi kỳ thú về danh lam thắng cảnh, vùng đất khí hậu trong lành trời phú và là nơi chiến tích lịch sử nghĩa quân Lam Sơn, hương hồn các binh sỹ tử trận đang quấn quýt vùng đất mà nơi mình đã nằm lại để góp phần dành lấy nền độc lập cho cho nước Nam. Lịch sử truyền rằng: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân ta chọn khu vực Hang Phi để tổ chức các ổ phục kích chặn đánh quân Pháp đi càn quét hoặc quân tiếp viện nơi khác đến đồn Hồi Xuân, gây cho quân Pháp thiệt hại nặng nề như trận Héo Ma Ngo, trận Na Ka Sắm, trận Sộp Huối Luốc Pán. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hang Phi là nơi sơ tán của Trường văn hoá tập trung, trường 4+3, công trường Ba Gia và một số đơn vị kinh tế trong huyện và chính nơi đây là nơi tiến đưa các thầy giáo xếp bút nghiên, rời bục giảng cầm súng ra chiến trường tham gia cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Động Hang Phi, nay là địa điểm vui chơi, giải trí, vãn cảnh thiên nhiên, hưởng không khí trong lành mát rượi của mùa hè và ấm cúng, nghĩa tình về mùa đông. Những ngày lễ, tết và ngày hè nóng nực, nhiều người chọn đến Hang Phi để tắm sông, hoà mình vào dòng chảy bất tận mát rượi của dòng sông Luồng và động Hang Phi, thắp nén nhang cầu khấn cho hương hồn các binh sỹ Lam Sơn tử trận cầu mong họ phù hộ cho mọi người, mọi nhà, quê hương, đất nước những điều may mắn, tốt lành nhất. Ngoài ra, trong thung lũng phía Nam của xã còn có Hang Dến, Hang Nặm, Hang Nộc Cộc, Hang Nu Bai (theo tiếng dân tộc Thái) thuộc địa phận Bản Bút. Ở bản Khuông có các hang được chú ý nhiều nhất gồm: Hang Din, Hang Bang, Hang Tặng (tiếng dân tộc Mường). Ở bản Na Lặc có các hang: Hang Hin Pén, Hang Hèn, Hang Nhiêm, Hang Mươi (theo tiếng dân tộc Thái).
1.6. Hệ thống thung lũng trong phạm vi của xã:
Xã có piềng bãi Pha Đay (theo tiếng Thái, Pha Đay nghĩa là núi hình bậc thang, pha là núi, đay là thang) ở Bản Bút; piềng bãi Pù Bai (tiếng Thái) thuộc địa phận Bản Nam Tân. Pha Đay là một piềng bãi nằm trên đỉnh núi cao, nơi đây quanh năm cây cối xanh tươi, với hồ nước trong xanh, mát lành (gọi là Hồ Pha Đay), phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản và là nguồn tưới tiêu cho cánh đồng lúa lớn của Bản Bút (Na Bán). Ở Bản Na Lặc có Lòng Pác Háng, là một piềng bãi rộng rãi, thoáng mát trước cửa Hang Nhiêm. Các piềng này nếu tính diện tích, quy mô thì chưa được gọi lag thung lũng, nhưng với cảnh quan tự nhiên thì đây là những địa điểm hấp dẫn để píc níc, tận hưởng không khí trong lành.
1.7. Các loài động vật chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn xã:
Trước đây, hầu hết các khu rừng nguyên sinh trên địa bàn xã đều có các loại động vật quý như: hươu, nai, hoẵng, lợn lòi, khỉ, chồn, dúi, chuột, sóc…hiện nay, vẫn còn nhưng rất ít, chỉ còn ở một số khu rừng nguyên sinh thuộc núi Pù Bai, núi Pha Đay.
1.8. Các loài thực vật hiện nay và trước đây:
Trước đây, trong phạm vi địa bàn của xã có các loài cây lấy gỗ như: cây xú, dổi, Lim khẹt, trỏ, bi, mày lái, lim, mày kiêng…do quá trình khai thác sử dụng và tác động của thiên nhiên, hiện nay chủ yếu chỉ còn một số cây như: lát, mày kiêng, bi, lát, xoan.
Cây làm nguyên liệu công nghiệp chủ yếu là cây luồng, tre, xoan.
Cây dược liệu làm thuốc và có giá trị kinh tế như: sa nhân, củ mài, củ cơm, cây một lá, thiên nhiên kiện, của ba mươi …còn nhiều tại các khu rừng nguyên sinh, tái sinh. Đối với cây dược liệu, ngoài việc mang về dùng trong gia đình, các loại dược liệu cũng được bà con khai thác đem bán cho các thương lái thu mua tại địa phương với giá rất cao.
Với đặc điểm của hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú đã góp phần quan trọng trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường, rừng cung cấp nguồn oxy, điều hoà nước, bảo vệ, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, giữ không khí trong lành, bảo đảm cho sự sống và bảo vệ sức khoẻ của con người.
2. Đặc điểm lịch sử:
2.1. Các di tích lịch sử trên địa bàn xã:
, đất nước bình an, phồn thịnh, phát triển.
2.2. Các sự kiện lịch sử quan trọng cần lưu ý:
Sự kiện lịch sử quan trọng cần lưu ý là ngày thành lập xã, ngày 25 tháng 6 năm 1966. Cứ vào những năm tròn, xã lại tổ chức Lễ kỷ niệm để ghi nhớ lịch sử hình thành và phát triển của xã.
2.3. Khái quát thành tích nổi bật trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới:
Từ xưa đến nay, người Nam Xuân luôn giàu lòng yêu nước, căn ghét bọn thực dân phong kiến, ức hiếp, bóc lột dân làng. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng, người dân Nam Xuân nô nức tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ thế kỷ XV, trong cuộc chiến tranh chống quân Minh của nghĩa quân lam Sơn - Lê Lợi, Nam Xuân đã có người hy sinh tại bản Đỏ xã Phú Thanh. Dưới thời thực dân phong kiến thì phong trào đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do dân chủ của nhân dân Nam Xuân càng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Từ năm 1946 đến nay, ở Nam Xuân luôn có một trung đội dân quân tự vệ, sẵn sàng chiến đấu với quân thù, bảo vệ quê hương, xóm làng của mình. Người trung đội trưởng đầu tiên là ông Hà văn Xương, kế đến là ông Hà Văn Be…chính trung đội dân quân này đã làm cho bọn thực dân Pháp bị tổn thất và gặp khó khăn khi chúng tiến về chiếm đóng Hồi Xuân vào tháng 6 năm 1947.
Tiếp nối truyền thống vẻ vang của quê hương, trong thời kỳ đổi mới của những năm gần đây, nhân dân và cán bộ trong xã đã đoàn kết, thống nhất một lòng, chung tay xây dựng đời sống giàu về tinh thần, vững về kinh tế gắn với xây dựng Nông thôn mới. Đến nay xã có 4/6 bản đạt danh hiệu làng văn hoá các cấp, trong đó có 01 bản văn hoá cấp tỉnh là Bản Bút, 3 Làng văn hoá cấp Huyện là: Bản Nam Tân, Bản Khuông, Bản Đun Pù, có 2 cơ quan đạt cơ quan có nếp sống văn hoá là cơ quan Trường tiểu học và Trường Mầm Non, cơ quan Uỷ ban nhân dân xã và cơ quan Trường THCS đang phấn đấu thực hiện các tiêu chí và đăng ký khai trương xây dựng cơ quan văn hoá trong thời gian tới đây.
Với những nỗ lực cố gắng và thành tích đạt được, Bản Bút là đơn vị bản đăng ký về đích xây dựng Nông thôn mới trong năm 2017, 2018.
2.4. Những gương cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu điển hình có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước:
Để bảo vệ sự bình yên cho quê hương, người dân xã Nam Xuân luôn nâng cao cảnh giác với âm mưu của địch, do đó các toán thổ phỉ, biệt kích vào hoạt động trên địa bàn đều bị phát hiện vây bắt. Là một xã có truyền thống cách mạng từ rất sớm, các đồng chí đảng viên lớp đầu tiên được kết nạp khoảng từ năm 1948 đến năm 1957 như các đồng chí: Hà văn Xụm, Hà Văn Ban, Hà văn Thâu, Hà văn Nọi…được kết nạp từ quân đội; đồng chí Hà văn Thánh được kết nạp ở ngành Công an, đồng chí Hà Văn Nhăng được kết nạp ở ngành Lâm sản. Đến năm 1961, lớp đảng viên tiếp theo mới được kết nạp tại chi bộ Hồi Xuân như các đồng chí: Hà Văn Suôn, Hà văn Lay, Hà văn Piến, Hà văn Xum. Sau này có hai đồng chí Ngân văn Móm và Lương văn Ngọc từ xã Nam Động chuyển về. Đây là những người con ưu tú của quê hương Nam Xuân, họ đã sớm ý thức được nền độc lập tự do của đất nước, quê hương do chính mình đấu tranh giành lại. Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược và hơn 20 năm chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, nhân dân Nam Xuân đã đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần tô đẹp thêm cho trang sử truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông qua mọi thế hệ, có những thế hệ cha, ông đã nằm lại nơi chiến trường, được tổ quốc ghi công và biết ơn mãi mãi, xã Nam Xuân của chúng ta tự hào và luôn biết ơn 21 liệt sỹ, 10 thương binh, 5 bệnh binh, họ luôn là những gương điển hình tiêu biểu để thế hệ con cháu noi theo . Kế thừa, phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá của quê hương là động lực thúc đẩy Đảng bộ và nhân dân Nam Xuân hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong những chặng đường cách mạng tiếp theo.
Dòng họ tiêu biểu điển hình của xã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước trong kháng chiến và trong thời kỳ đổi mới là dòng họ Hà Văn. Ở Bản Bút tiêu biểu như: Ông Hà Văn Ban, ông Hà Văn Xụm, ông Hà Văn Phớ, Hà Văn Thâu… ở Bản Nam Tân có Ông Hà văn Xum, ông Hà văn Pắng, Hà văn Luội, ở Bản Na Cốc có ông Hà văn Nhăng, ông Hà Huy Truật, ở bản Na Lặc có ông Hà văn Thánh.
3. Đặc điểm kinh tế- xã hội:
3.1. Các loại cây trồng chủ yếu:
Các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã là cây lúa nước, cây luồng, cây xoan, cây lát.
3.2. Các loại cây làm hàng hoá mũi nhọn:
Cây mũi nhọn làm hàng hoá là cây luồng, cây xoan, cây lát.
3.3. Các loài vật nuôi chủ yếu:
Các loài vật nuôi chủ yếu hiện nay là trâu, bò, lợn, gà, dê, chó.
3.4. Hệ thống trang trại, gia trại trên địa bàn xã:
Chủ yếu chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, có một số gia trại nhỏ nuôi lợn, gà, chưa có hệ thống trang trại lớn.
3.5. Trên địa bàn xã có hai loại rừng là rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Số diện tích rừng nghèo kiệt là 86,6ha. Phương án khắc phục số diện tích rừng nghèo kiệt là chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh số diện tích rừng hộ và trồng rừng thay thế như là trồng luồng, trồng xoan, lát đối với số diện tích rừng sản xuất.
3.6. Các nghề truyền thống trước đây và hiện nay:
Các nghề truyền thống được nhân dân duy trì phát huy từ trước đến nay chủ yếu là nghề đan lát thủ công và dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, hiện nay nghề dệt thổ cẩm còn nhưng ít, nghề đan lát truyền thống được phát huy và trở thành sản phẩm hàng hoá phổ biến trong nhân dân với các vật dụng như: bế, dón, rổ, rá to, nhỏ khác nhau, được các bàn tay khéo léo đan với nhiều hoạ tiết, cách thức khác nhau, nhưng quan trọng là phải bền và có thẩm mỹ. Nghề đan lát chủ yếu là nam giới thực hiện và có ở hầu hết các bản, chủ yếu phụ thuộc vào khiếu và hoa tay của từng người.
3.7. Các chợ trên địa bàn xã: Xã không có chợ
3.8. Hệ thống tưới tiêu ruộng đồng:
Hệ thống tưới tiêu ruộng đồng chủ yếu từ các suối nhỏ được xây dựng kiên cố hoá từ các chương trình dự án, đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho các cánh đồng lúa. Chỉ có cánh đồng lúa lớn (Na Bán) ở bản Bút là lấy nước từ hệ thống Hồ Pha Đay để tưới tiêu đồng ruộng.
3.9. Địa bàn xã không có công trình thuỷ điện quốc gia.
3.10. Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã:
Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã đang được đầu tư xây dựng như tuyến đường Na Cốc - Bút, Na lặc - Bút, tuyến đường Na Lũ - Hin Đón, tuyến đường Na Hố - Hang Bang là những tuyến đường liên thôn bản đã và đang được cứng hoá. Địa bàn xã có 3 cây cầu treo bắc qua sông Luồng tại bản Na Cốc (Hang Phi), bản Khuông và bản Nam Tân, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, giao thương hàng hoá. Xã có đường Quốc lộ 15C đi qua, với chiều dài là 9,07 km.
3.11. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã: Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là cát, phân bố dọc hệ thống sông Luồng, đảm bảo phục vụ cho xây dựng trong và ngoài xã.
3.12. Mạng lưới điện quốc gia trên địa bàn xã:
Mạng lưới điện quốc gia được kéo đến 5/6 bản, hiện nay đang kéo đường điện bản Đun Pù.
3.13. Hệ thống nước sách trên địa bàn xã:
Người dân trong xã chủ yếu dùng nước lấy từ suối, khe, mó về dùng, đảm bảo vệ sinh môi trường; Tỷ lệ người dân được dùng nước sạch là trên 90%.
3.14. Hệ thống viễn thông, trạm thu phát trên địa bàn xã:
Hệ thống viễn thông có bước phát triển nhanh trong những gần đây, toàn xã có 2 trạm phát sóng VIETTEL tại bản Nam Tân và bản Na Cốc, có 01 trạm phát sóng VINAPONE tại bản Nam Tân. Xã có điểm Bưu điện văn hoá xã, sóng điện thoại di động được phủ sóng khắp toàn xã, đảm bảo phục vụ nhu cầu liên lạc của người dân. Các cơ quan, trường học, trạm y tế đều đăng ký thuê bao Intennet phục vụ thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, công tác.
3.15. Hệ thống truyền thanh không dây trên địa bàn xã:
Xã có hệ thống Đài truyền thanh không dây, được đầu tư lắp đặt từ năm 2003, đã phủ kín khắp các bản, nhưng do thời gian sử dụng hiện nay có một số cụm phát bị hỏng, chưa sửa chữa được.
3.16. Hệ thống các trường học trên địa bàn của xã:
Các trường học trong xã gồm có Trường Mầm non (3 khu); Trường tiểu học (3 khu), Trường THCS (1khu chính). Từ năm 2008 đến nay, xã có thêm Trung tâm học tập cộng đồng xã, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và xây dựng cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và cả cộng đồng.
3.17. Mạng lưới y tế trên địa bàn xã:
Mạng lưới y tế trên địa bàn của xã được chuẩn hoá, xã có Trạm y tế đạt tiêu chuẩn quy định mới được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2016, đội ngũ y, bác sỹ có trình độ đạt chuẩn ngày càng cao, xã được công nhận là xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2020.
3.18. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay:
Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay theo chuẩn mới (năm 2016) là 25,69%.
3.19. Thế mạnh kinh tế của xã hiện nay:
Thế mạnh kinh tế của xã hiện nay là nông, lâm, nghiệp kết hợp chăn nuôi và dịch vụ thương mại, chủ yếu là nông lâm nghiệp và chăn nuôi.
3. 20. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu nhất:
Về thuận lợi: Nhân dân một lòng đoàn kết, thống nhất theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, có ý thức tự chủ, tự lập, tự cường, chủ động vươn lên xây dựng cuộc sống, quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Khó khăn: Xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình đồi núi phức tạp, dân cư phân bố rải rác, đất trồng trọt ít, địa hình địa bàn nhiều đồi núi, không bằng phẳng, chưa thu hút được sự đầu tư của các công ty, xí nghiệp, nên đời sống kinh tế của người dân chậm phát triển hơn so với các xã bạn.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ NAM XUÂN
Đăng lúc: 07/11/2017 14:07:36 (GMT+7)
1. Tên gọi: III. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA III. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA
1.1. Tên gọi trước đây: Trước đây gọi là xã Hồi Xuân, gọi theo tiếng dân tộc Kinh. Có câu chuyện kể lại rằng: Nơi đây quanh năm cây cối xanh tươi với những dòng nước suối, nước mó trong lành thanh khiết, con người ở đây khoẻ mạnh, trẻ trung và đặc biệt là có giọng hát rất hay, nhiều người xinh đẹp, và họ cho rằng đó là nhờ đất và nước ở đây có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến con người nơi này, nên người dân ở đây lúc nào cũng trẻ đẹp, cây cối quanh năm xanh tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở, họ đặt tên nơi này là Hồi Xuân để khẳng định đất và người nơi đây luôn tươi trẻ, khoẻ mạnh.
1.2. Tên gọi hiện nay: xã Nam Xuân, xã Nam Xuân được chia tách và thành lập trên cơ sở: Một phần đất và người của xã Hồi Xuân là: Bản Bút, bản Tân Lập, bản Đun Nặm, bản Đun Pù và một phần đất và người của xã Nam Động là: Bản Khuông, từ tên của hai xã Nam Động và Hồi Xuân, Nam của Nam Động, Xuân của Hồi Xuân nên xã mới có tên là xã Nam Xuân như ngày nay.
2. Lịch sử hình thành:
2.1. Thực hiện Quyết định số 98, ngày 13 tháng 4 năm 1966 của Bộ Nội vụ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã thuộc huyện Quan Hoá; xã Nam Xuân được thành lập trên cơ sở một phần đất và người của xã Hồi Xuân và một phần đất và người của xã Nam Động. Ngày 25 tháng 6 năm 1966, cán bộ và nhân dân xã Nam Xuân long trọng tổ chức “Lễ thành lập xã” và “Lễ ra mắt của Ủy ban hành chính xã” nhiệm kỳ đầu tiên. Từ ngày đó trở đi Xã Nam Xuân có tên trên bản đồ hành chính của Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và ngày 25 tháng 6 hằng năm trở thành ngày truyền thống của xã nhà (ngày thành lập xã).
2.2. Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia địa giới giữa Pọng Bút và bản Chiềng Ca Da, giữa Mường Tuồng và Mường Ca Da, giữa tổng cổ Nam và tổng Phú Lệ là tại hòn Đá Ngang ( Cón Hín Khoáng), bên hữu ngạn là Sắn Có Nóng, bên tả ngạn là Sắn É. Nhưng ông Mường Ca Da muốn lấy một số đất và người của ông Mường Tuồng, đã nhiều lần ông Mường Ca Da bàn với ông Mường Tuồng (là con rể của ông Mường Ca Da) rằng: “Con cho bố mẹ xin từ Húa Ngu - trên bản Ken trở xuống”, nhưng ông Mường Tuồng không bằng lòng. Về sau ông Mường Ca Da lập mưu chiếm đất như sau: Nhân ngày hội cấy lúa, tiếng Thái gọi là Ngai Na, ông Mường Ca Da mời ông Mường Tuồng xuống dự hội và mời cơm dã hội, ông Mường Tuồng không xuống cũng không đành, vì Mường Ca Da là một mường lớn, hơn nữa mình là con rể. Đến lúc mời cơm dã hội, đôi bên mời nhau, chúc nhau, cả nàng mường và gái hầu cũng đến chúc, ông Mường Tuồng vui quá, say mềm. Với mưu đồ chuẩn bị sẵn văn bản nhường đất, họ kéo tay ông Mường Tuồng điểm chỉ vào một cách thoải mái, hoàn chỉnh, trong văn bản ghi rõ: “Ông Mường Tuồng nhường cho ông Mường Ca Da từ Húa Ngu (đầu rắn) trở xuống”. Sáng sớm mai, ông Mường Tuồng xin phép ông Mường Ca Da (bố vợ) để quay về, ông Mường Ca Da bảo: “Con nán lại ăn sáng và bàn bạc việc giao đất mà con đã hiến cho bố mẹ, theo văn bản đã thoả thuận hôm qua”, nói xong ông Mường Ca Da chìa ra 3 bản giống nhau đầy đủ và hợp pháp, không thể chối cãi được và giao cho ông Mường Tuồng một bản, một bản ông giữ, một bản gửi quan trên. Ông Mường Tuồng ngỡ ngàng không biết văn bản này làm lúc nào mà điểm chỉ của hai bên đầy đủ, kể cả người chứng kiến là người hầu đi theo cũng điểm chỉ, văn bản quá hợp pháp, không biết thoái thác bằng cách nào, ông đành xin tạm hoãn việc bàn giao đất. Về đến nhà ông Mường Tuồng không sao ở yên được nên đi lập đơn kiện việc làm mờ ám của ông Mường Ca Da. Quan phán xét sự việc thấy rằng, văn bản nhường đất quá đầy đủ và hợp lý chính ra không có gì bàn xét cả, nhưng ông Mường Tuồng đã có lời kêu thì quan trên phán xét như sau: Hai bên cho ém thuyền cách địa giới vùng tranh chấp bằng nhau, đúng giờ hẹn cùng nhau lao thuyền tới, gặp nhau chỗ nào thì địa giới hai bên tại chỗ đó. Hai bên đồng ý với phán xét của quan trên, ông Mường Tuồng đinh ninh mình sẽ chiến thắng vì mình xuôi dòng, ai ngời ông Mường Ca Da nghĩ ra kế bí mật đưa thuyền và người ém sẵn tại đỉnh Hát Đun và cho người canh gác trên đồi Lo Lương quan sát, khi nào thấy thuyền ông Mường Tuồng xuống thì phát tín hiệu để thuyền lao lên. Đúng như dự định, thuyền ông Mường Tuồng xuống đến cửa Suối Hẹ, người gác phát tín hiệu, thuyền ông Mường Ca Da lao lên đến đỉnh Thác Hố thì thuyền hai bên giao nhau và reo lên, tiếng Thái gọi là (Hố), nghĩa là hò reo, cái tên hát Hố, Suối Hố, làng Hố có từ đó đến nay. Ông Mường Tuồng vô cùng tức giận nhưng đành ngậm ngùi chịu đựng. Hai bên cùng xác định địa giới giữa Mường Tuồng và Mường Ca Da là tại đỉnh Hát Hố, bên hữu ngạn là Suối Khuông, bên tả ngạn là Suối Hố. Sau khi đã thống nhất địa giới hai bên cùng đem một con chó chửa lên giết tại đỉnh đồi, sau quả đồi này được đặt là đồi Pó Chọ (theo tiếng Mường, Pó Chọ là giết chó, gọi theo tiếng Mường vì địa điểm chôn thuộc đất người dân tộc Mường - Nam Tiến trước đây) và đem chôn tại cửa Suối Khuông có ý ăn thề là không ai được phép đưa, dịch địa giới lên xuống nữa.
2.3.Địa dư hành chính của xã thuộc mường Ca Da, tổng Phú Lệ.
1. Đặc điểm tự nhiên:
1.1. Khái quát đặc điểm địa hình của xã:
Nam Xuân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên lại cộng thêm khí hậu địa hình đồi núi cao, thời tiết mùa hạ và mùa đông dài hơn mùa xuân và mùa thu, nắng lắm, mưa nhiều. Xã có địa hình núi non hiểm trở, nhiều núi cao, suối sâu.
1.2. Các loại đất chủ yếu phân bố trên địa bàn xã là đất nông, lâm nghiệp, chiếm 93,35%.
1.3. Hệ thống sông, suối lớn chảy qua địa bàn xã:
Trong địa phận xã, có sông chính là Sông Luồng chảy qua địa bàn xã với chiều dài 9.700 mét, ngoài ra còn có các con suối nhỏ là nhánh phụ, nguồn cung cấp nước cho sông Luồng. Bên hữu ngạn có suối Ka Đông (tiếng dân tộc Mường), là địa giới hành chính giữa xã Nam Xuân và xã Nam Tiến, tiếp theo là suối Hẹ, suối Chít, suối Khuông, Suối Bóng,(tiếng dân tộc Mường) ở địa bàn Bản Khuông; Bên tả ngạn bản Khuông có các suối gồm: suối Hố là ranh giới giữa xã Nam Tiến với xã Nam Xuân, tiếp đến là suối Nong, suối Hang Bang, suối Chiếng, suối Slias. Bên hữu ngạn Bản Nam Tân có suối Đun, suối Co Xum, suối Hui, suối Hạng, suối Co Cú (tiếng Thái) suối Có Cú là ranh giới giữa bản Na Lặc và bản Nam Tân. Bên tả ngạn có suối Sén, suối Sán; Ở bản Na Lặc có suối Lặc, suối Dượng, suối Bâu Hựa; bản Na Cốc có suối Ka Sắm, Suối Ban, suối Luốc Pán (tiếng dân tộc Thái) Suối Luốc Pán và Suối cạn Buốc Mu là địa giới giữa xã Nam Xuân và xã Hồi Xuân.
Hệ thống sông, suối đa dạng, phức tạp là nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi, sản xuất của người dân nơi đây, bên cạnh đó, những dòng suối nhỏ, uốn khúc cùng với dòng sông Luồng trong xanh đã tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên của Nam Xuân.
1.4. Hệ thống đồi núi, núi đá trong địa bàn xã:
Địa phận xã có các ngọn núi cao. Phía Bắc là phần cuối cùng của dãy núi Pù Hu (tiếng Thái), chảy dài từ Nam Tiến về đến Kéo Hang - Phá Cáng, thuộc địa giới hành chính giữa bản Na Cốc – Nam Xuân với Bản Khằm – Hồi Xuân Phía Đông Nam và Phía Nam nằm trong địa bàn của xã có dãy núi đá Pha Đanh, Póm Nóc Ngua, Tén Luống Phá Đay (tiếng Thái) thuộc địa phận Bản Bút; Sắn Háng Can (tiếng Thái, thuộc địa phận giữa Bản Na Lặc và Bản Nam Tân) là một quả núi cao, khi đia qua nơi này vừa đi vừa bò, can theo tiếng Thái là đi bò; Phá Đún Pu Cọ (tiếng Thái), thuộc địa phận Bản Đun Pù. Chính tại Pu Cọ này, năm 1962, đế quốc Mỹ đang xâm chiếm Miền Nam nước ta đã cho một toán biệt kích gồm 4 tên nhảy dù xuống nhằm quấy rối hậu phương để đánh ra miền Bắc nước ta; Póm Pó Chọ (nghĩa là núi giết chó, theo tiếng dân tộc Mường) ở Bản Khuông; Póm Sắm Mương (nghĩa là Núi Ba Mường, gọi theo tiếng dân tộc Thái) là ranh giới giữa 3 mường gồm: Mường ca Da, Mường Tuồng và Mường Chừ; Lang Phu Pao (nghĩa là núi đá pao, theo tiếng dân tộc Mường), ở khu vực này, mọc rất nhiều cây nứa pao, nên được gọi là Lang Phu Pao; Póm Pa Chom (nghĩa là Núi Ba Chòm, theo tiếng dân tộc Mường), tên ba chòm là ba rông đất chụm lại với nhau thành ranh giới của 3 bản gồm: Bản Khuông xã Nam Xuân với Bản Ken xã Nam Tiến và Bản Lợ huyện Quan Sơn; Lang Pạc (nghĩa là Núi Bạc, theo tiếng dân tộc Mường), Lang pạc có câu chuyện kể rằng: ngày xưa có một ông đi đào củ nâu, củ mài thì thấy một cái hũ, ông liền mở ra xem thì thấy trong hũ toàn bạc trắng, bạc nén, từ đó người dân gọi đây là Núi Bạc; Ở Bản Na Lặc có Póm Phặc Pệch, Póm pá Páo, Póm Nộc Cộc, Póm Phá Ngàn, Póm pá Ngoạng.
Địa hình đồi núi cao đã góp phần tạo nên sự phân hoá khí hậu đa dạng giữa các vùng miền và cũng là nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về thảm thực vật và thổ nhưỡng, tạo nên đặc điểm tự nhiên với những cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú, khí hậu quanh năm mát mẻ.
1.5. Hệ thống hang, động nằm trong phạm vi địa bàn xã:
Trong xã có nhiều hang, động, là những cảnh quan kỳ thú, trong đó phải kể đến động Hang Phi (tiếng Thái) thuộc địa phận bản Na Cốc, một hang động đẹp, kỳ thú nằm ở cuối sông Luồng, cách cửa sông khoảng 500 mét. Động Hang Phi là nơi kỳ thú về danh lam thắng cảnh, vùng đất khí hậu trong lành trời phú và là nơi chiến tích lịch sử nghĩa quân Lam Sơn, hương hồn các binh sỹ tử trận đang quấn quýt vùng đất mà nơi mình đã nằm lại để góp phần dành lấy nền độc lập cho cho nước Nam. Lịch sử truyền rằng: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân ta chọn khu vực Hang Phi để tổ chức các ổ phục kích chặn đánh quân Pháp đi càn quét hoặc quân tiếp viện nơi khác đến đồn Hồi Xuân, gây cho quân Pháp thiệt hại nặng nề như trận Héo Ma Ngo, trận Na Ka Sắm, trận Sộp Huối Luốc Pán. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hang Phi là nơi sơ tán của Trường văn hoá tập trung, trường 4+3, công trường Ba Gia và một số đơn vị kinh tế trong huyện và chính nơi đây là nơi tiến đưa các thầy giáo xếp bút nghiên, rời bục giảng cầm súng ra chiến trường tham gia cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Động Hang Phi, nay là địa điểm vui chơi, giải trí, vãn cảnh thiên nhiên, hưởng không khí trong lành mát rượi của mùa hè và ấm cúng, nghĩa tình về mùa đông. Những ngày lễ, tết và ngày hè nóng nực, nhiều người chọn đến Hang Phi để tắm sông, hoà mình vào dòng chảy bất tận mát rượi của dòng sông Luồng và động Hang Phi, thắp nén nhang cầu khấn cho hương hồn các binh sỹ Lam Sơn tử trận cầu mong họ phù hộ cho mọi người, mọi nhà, quê hương, đất nước những điều may mắn, tốt lành nhất. Ngoài ra, trong thung lũng phía Nam của xã còn có Hang Dến, Hang Nặm, Hang Nộc Cộc, Hang Nu Bai (theo tiếng dân tộc Thái) thuộc địa phận Bản Bút. Ở bản Khuông có các hang được chú ý nhiều nhất gồm: Hang Din, Hang Bang, Hang Tặng (tiếng dân tộc Mường). Ở bản Na Lặc có các hang: Hang Hin Pén, Hang Hèn, Hang Nhiêm, Hang Mươi (theo tiếng dân tộc Thái).
1.6. Hệ thống thung lũng trong phạm vi của xã:
Xã có piềng bãi Pha Đay (theo tiếng Thái, Pha Đay nghĩa là núi hình bậc thang, pha là núi, đay là thang) ở Bản Bút; piềng bãi Pù Bai (tiếng Thái) thuộc địa phận Bản Nam Tân. Pha Đay là một piềng bãi nằm trên đỉnh núi cao, nơi đây quanh năm cây cối xanh tươi, với hồ nước trong xanh, mát lành (gọi là Hồ Pha Đay), phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản và là nguồn tưới tiêu cho cánh đồng lúa lớn của Bản Bút (Na Bán). Ở Bản Na Lặc có Lòng Pác Háng, là một piềng bãi rộng rãi, thoáng mát trước cửa Hang Nhiêm. Các piềng này nếu tính diện tích, quy mô thì chưa được gọi lag thung lũng, nhưng với cảnh quan tự nhiên thì đây là những địa điểm hấp dẫn để píc níc, tận hưởng không khí trong lành.
1.7. Các loài động vật chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn xã:
Trước đây, hầu hết các khu rừng nguyên sinh trên địa bàn xã đều có các loại động vật quý như: hươu, nai, hoẵng, lợn lòi, khỉ, chồn, dúi, chuột, sóc…hiện nay, vẫn còn nhưng rất ít, chỉ còn ở một số khu rừng nguyên sinh thuộc núi Pù Bai, núi Pha Đay.
1.8. Các loài thực vật hiện nay và trước đây:
Trước đây, trong phạm vi địa bàn của xã có các loài cây lấy gỗ như: cây xú, dổi, Lim khẹt, trỏ, bi, mày lái, lim, mày kiêng…do quá trình khai thác sử dụng và tác động của thiên nhiên, hiện nay chủ yếu chỉ còn một số cây như: lát, mày kiêng, bi, lát, xoan.
Cây làm nguyên liệu công nghiệp chủ yếu là cây luồng, tre, xoan.
Cây dược liệu làm thuốc và có giá trị kinh tế như: sa nhân, củ mài, củ cơm, cây một lá, thiên nhiên kiện, của ba mươi …còn nhiều tại các khu rừng nguyên sinh, tái sinh. Đối với cây dược liệu, ngoài việc mang về dùng trong gia đình, các loại dược liệu cũng được bà con khai thác đem bán cho các thương lái thu mua tại địa phương với giá rất cao.
Với đặc điểm của hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú đã góp phần quan trọng trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường, rừng cung cấp nguồn oxy, điều hoà nước, bảo vệ, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, giữ không khí trong lành, bảo đảm cho sự sống và bảo vệ sức khoẻ của con người.
2. Đặc điểm lịch sử:
2.1. Các di tích lịch sử trên địa bàn xã:
Xã có một Miếu đặt tại khu Hang Phi, gọi là Miếu thờ các binh sỹ nghĩa quân Lam Sơn. Nơi này thường được thắp hương vào các dịp lễ, tết hoặc các du khách vãn cảnh tại Hang Phi cũng tìm đến để thắp nén nhang cầu mong các nghĩa quân phù hộ sức khoẻ, thành đạt, may mắn cho gia đình, quê hương1. Tên gọi:
1.1. Tên gọi trước đây: Trước đây gọi là xã Hồi Xuân, gọi theo tiếng dân tộc Kinh. Có câu chuyện kể lại rằng: Nơi đây quanh năm cây cối xanh tươi với những dòng nước suối, nước mó trong lành thanh khiết, con người ở đây khoẻ mạnh, trẻ trung và đặc biệt là có giọng hát rất hay, nhiều người xinh đẹp, và họ cho rằng đó là nhờ đất và nước ở đây có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến con người nơi này, nên người dân ở đây lúc nào cũng trẻ đẹp, cây cối quanh năm xanh tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở, họ đặt tên nơi này là Hồi Xuân để khẳng định đất và người nơi đây luôn tươi trẻ, khoẻ mạnh.
1.2. Tên gọi hiện nay: xã Nam Xuân, xã Nam Xuân được chia tách và thành lập trên cơ sở: Một phần đất và người của xã Hồi Xuân là: Bản Bút, bản Tân Lập, bản Đun Nặm, bản Đun Pù và một phần đất và người của xã Nam Động là: Bản Khuông, từ tên của hai xã Nam Động và Hồi Xuân, Nam của Nam Động, Xuân của Hồi Xuân nên xã mới có tên là xã Nam Xuân như ngày nay.
2. Lịch sử hình thành:
2.1. Thực hiện Quyết định số 98, ngày 13 tháng 4 năm 1966 của Bộ Nội vụ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã thuộc huyện Quan Hoá; xã Nam Xuân được thành lập trên cơ sở một phần đất và người của xã Hồi Xuân và một phần đất và người của xã Nam Động. Ngày 25 tháng 6 năm 1966, cán bộ và nhân dân xã Nam Xuân long trọng tổ chức “Lễ thành lập xã” và “Lễ ra mắt của Ủy ban hành chính xã” nhiệm kỳ đầu tiên. Từ ngày đó trở đi Xã Nam Xuân có tên trên bản đồ hành chính của Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và ngày 25 tháng 6 hằng năm trở thành ngày truyền thống của xã nhà (ngày thành lập xã).
2.2. Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia địa giới giữa Pọng Bút và bản Chiềng Ca Da, giữa Mường Tuồng và Mường Ca Da, giữa tổng cổ Nam và tổng Phú Lệ là tại hòn Đá Ngang ( Cón Hín Khoáng), bên hữu ngạn là Sắn Có Nóng, bên tả ngạn là Sắn É. Nhưng ông Mường Ca Da muốn lấy một số đất và người của ông Mường Tuồng, đã nhiều lần ông Mường Ca Da bàn với ông Mường Tuồng (là con rể của ông Mường Ca Da) rằng: “Con cho bố mẹ xin từ Húa Ngu - trên bản Ken trở xuống”, nhưng ông Mường Tuồng không bằng lòng. Về sau ông Mường Ca Da lập mưu chiếm đất như sau: Nhân ngày hội cấy lúa, tiếng Thái gọi là Ngai Na, ông Mường Ca Da mời ông Mường Tuồng xuống dự hội và mời cơm dã hội, ông Mường Tuồng không xuống cũng không đành, vì Mường Ca Da là một mường lớn, hơn nữa mình là con rể. Đến lúc mời cơm dã hội, đôi bên mời nhau, chúc nhau, cả nàng mường và gái hầu cũng đến chúc, ông Mường Tuồng vui quá, say mềm. Với mưu đồ chuẩn bị sẵn văn bản nhường đất, họ kéo tay ông Mường Tuồng điểm chỉ vào một cách thoải mái, hoàn chỉnh, trong văn bản ghi rõ: “Ông Mường Tuồng nhường cho ông Mường Ca Da từ Húa Ngu (đầu rắn) trở xuống”. Sáng sớm mai, ông Mường Tuồng xin phép ông Mường Ca Da (bố vợ) để quay về, ông Mường Ca Da bảo: “Con nán lại ăn sáng và bàn bạc việc giao đất mà con đã hiến cho bố mẹ, theo văn bản đã thoả thuận hôm qua”, nói xong ông Mường Ca Da chìa ra 3 bản giống nhau đầy đủ và hợp pháp, không thể chối cãi được và giao cho ông Mường Tuồng một bản, một bản ông giữ, một bản gửi quan trên. Ông Mường Tuồng ngỡ ngàng không biết văn bản này làm lúc nào mà điểm chỉ của hai bên đầy đủ, kể cả người chứng kiến là người hầu đi theo cũng điểm chỉ, văn bản quá hợp pháp, không biết thoái thác bằng cách nào, ông đành xin tạm hoãn việc bàn giao đất. Về đến nhà ông Mường Tuồng không sao ở yên được nên đi lập đơn kiện việc làm mờ ám của ông Mường Ca Da. Quan phán xét sự việc thấy rằng, văn bản nhường đất quá đầy đủ và hợp lý chính ra không có gì bàn xét cả, nhưng ông Mường Tuồng đã có lời kêu thì quan trên phán xét như sau: Hai bên cho ém thuyền cách địa giới vùng tranh chấp bằng nhau, đúng giờ hẹn cùng nhau lao thuyền tới, gặp nhau chỗ nào thì địa giới hai bên tại chỗ đó. Hai bên đồng ý với phán xét của quan trên, ông Mường Tuồng đinh ninh mình sẽ chiến thắng vì mình xuôi dòng, ai ngời ông Mường Ca Da nghĩ ra kế bí mật đưa thuyền và người ém sẵn tại đỉnh Hát Đun và cho người canh gác trên đồi Lo Lương quan sát, khi nào thấy thuyền ông Mường Tuồng xuống thì phát tín hiệu để thuyền lao lên. Đúng như dự định, thuyền ông Mường Tuồng xuống đến cửa Suối Hẹ, người gác phát tín hiệu, thuyền ông Mường Ca Da lao lên đến đỉnh Thác Hố thì thuyền hai bên giao nhau và reo lên, tiếng Thái gọi là (Hố), nghĩa là hò reo, cái tên hát Hố, Suối Hố, làng Hố có từ đó đến nay. Ông Mường Tuồng vô cùng tức giận nhưng đành ngậm ngùi chịu đựng. Hai bên cùng xác định địa giới giữa Mường Tuồng và Mường Ca Da là tại đỉnh Hát Hố, bên hữu ngạn là Suối Khuông, bên tả ngạn là Suối Hố. Sau khi đã thống nhất địa giới hai bên cùng đem một con chó chửa lên giết tại đỉnh đồi, sau quả đồi này được đặt là đồi Pó Chọ (theo tiếng Mường, Pó Chọ là giết chó, gọi theo tiếng Mường vì địa điểm chôn thuộc đất người dân tộc Mường - Nam Tiến trước đây) và đem chôn tại cửa Suối Khuông có ý ăn thề là không ai được phép đưa, dịch địa giới lên xuống nữa.
2.3.Địa dư hành chính của xã thuộc mường Ca Da, tổng Phú Lệ.
1. Đặc điểm tự nhiên:
1.1. Khái quát đặc điểm địa hình của xã:
Nam Xuân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên lại cộng thêm khí hậu địa hình đồi núi cao, thời tiết mùa hạ và mùa đông dài hơn mùa xuân và mùa thu, nắng lắm, mưa nhiều. Xã có địa hình núi non hiểm trở, nhiều núi cao, suối sâu.
1.2. Các loại đất chủ yếu phân bố trên địa bàn xã là đất nông, lâm nghiệp, chiếm 93,35%.
1.3. Hệ thống sông, suối lớn chảy qua địa bàn xã:
Trong địa phận xã, có sông chính là Sông Luồng chảy qua địa bàn xã với chiều dài 9.700 mét, ngoài ra còn có các con suối nhỏ là nhánh phụ, nguồn cung cấp nước cho sông Luồng. Bên hữu ngạn có suối Ka Đông (tiếng dân tộc Mường), là địa giới hành chính giữa xã Nam Xuân và xã Nam Tiến, tiếp theo là suối Hẹ, suối Chít, suối Khuông, Suối Bóng,(tiếng dân tộc Mường) ở địa bàn Bản Khuông; Bên tả ngạn bản Khuông có các suối gồm: suối Hố là ranh giới giữa xã Nam Tiến với xã Nam Xuân, tiếp đến là suối Nong, suối Hang Bang, suối Chiếng, suối Slias. Bên hữu ngạn Bản Nam Tân có suối Đun, suối Co Xum, suối Hui, suối Hạng, suối Co Cú (tiếng Thái) suối Có Cú là ranh giới giữa bản Na Lặc và bản Nam Tân. Bên tả ngạn có suối Sén, suối Sán; Ở bản Na Lặc có suối Lặc, suối Dượng, suối Bâu Hựa; bản Na Cốc có suối Ka Sắm, Suối Ban, suối Luốc Pán (tiếng dân tộc Thái) Suối Luốc Pán và Suối cạn Buốc Mu là địa giới giữa xã Nam Xuân và xã Hồi Xuân.
Hệ thống sông, suối đa dạng, phức tạp là nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi, sản xuất của người dân nơi đây, bên cạnh đó, những dòng suối nhỏ, uốn khúc cùng với dòng sông Luồng trong xanh đã tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên của Nam Xuân.
1.4. Hệ thống đồi núi, núi đá trong địa bàn xã:
Địa phận xã có các ngọn núi cao. Phía Bắc là phần cuối cùng của dãy núi Pù Hu (tiếng Thái), chảy dài từ Nam Tiến về đến Kéo Hang - Phá Cáng, thuộc địa giới hành chính giữa bản Na Cốc – Nam Xuân với Bản Khằm – Hồi Xuân Phía Đông Nam và Phía Nam nằm trong địa bàn của xã có dãy núi đá Pha Đanh, Póm Nóc Ngua, Tén Luống Phá Đay (tiếng Thái) thuộc địa phận Bản Bút; Sắn Háng Can (tiếng Thái, thuộc địa phận giữa Bản Na Lặc và Bản Nam Tân) là một quả núi cao, khi đia qua nơi này vừa đi vừa bò, can theo tiếng Thái là đi bò; Phá Đún Pu Cọ (tiếng Thái), thuộc địa phận Bản Đun Pù. Chính tại Pu Cọ này, năm 1962, đế quốc Mỹ đang xâm chiếm Miền Nam nước ta đã cho một toán biệt kích gồm 4 tên nhảy dù xuống nhằm quấy rối hậu phương để đánh ra miền Bắc nước ta; Póm Pó Chọ (nghĩa là núi giết chó, theo tiếng dân tộc Mường) ở Bản Khuông; Póm Sắm Mương (nghĩa là Núi Ba Mường, gọi theo tiếng dân tộc Thái) là ranh giới giữa 3 mường gồm: Mường ca Da, Mường Tuồng và Mường Chừ; Lang Phu Pao (nghĩa là núi đá pao, theo tiếng dân tộc Mường), ở khu vực này, mọc rất nhiều cây nứa pao, nên được gọi là Lang Phu Pao; Póm Pa Chom (nghĩa là Núi Ba Chòm, theo tiếng dân tộc Mường), tên ba chòm là ba rông đất chụm lại với nhau thành ranh giới của 3 bản gồm: Bản Khuông xã Nam Xuân với Bản Ken xã Nam Tiến và Bản Lợ huyện Quan Sơn; Lang Pạc (nghĩa là Núi Bạc, theo tiếng dân tộc Mường), Lang pạc có câu chuyện kể rằng: ngày xưa có một ông đi đào củ nâu, củ mài thì thấy một cái hũ, ông liền mở ra xem thì thấy trong hũ toàn bạc trắng, bạc nén, từ đó người dân gọi đây là Núi Bạc; Ở Bản Na Lặc có Póm Phặc Pệch, Póm pá Páo, Póm Nộc Cộc, Póm Phá Ngàn, Póm pá Ngoạng.
Địa hình đồi núi cao đã góp phần tạo nên sự phân hoá khí hậu đa dạng giữa các vùng miền và cũng là nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về thảm thực vật và thổ nhưỡng, tạo nên đặc điểm tự nhiên với những cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú, khí hậu quanh năm mát mẻ.
1.5. Hệ thống hang, động nằm trong phạm vi địa bàn xã:
Trong xã có nhiều hang, động, là những cảnh quan kỳ thú, trong đó phải kể đến động Hang Phi (tiếng Thái) thuộc địa phận bản Na Cốc, một hang động đẹp, kỳ thú nằm ở cuối sông Luồng, cách cửa sông khoảng 500 mét. Động Hang Phi là nơi kỳ thú về danh lam thắng cảnh, vùng đất khí hậu trong lành trời phú và là nơi chiến tích lịch sử nghĩa quân Lam Sơn, hương hồn các binh sỹ tử trận đang quấn quýt vùng đất mà nơi mình đã nằm lại để góp phần dành lấy nền độc lập cho cho nước Nam. Lịch sử truyền rằng: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân ta chọn khu vực Hang Phi để tổ chức các ổ phục kích chặn đánh quân Pháp đi càn quét hoặc quân tiếp viện nơi khác đến đồn Hồi Xuân, gây cho quân Pháp thiệt hại nặng nề như trận Héo Ma Ngo, trận Na Ka Sắm, trận Sộp Huối Luốc Pán. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hang Phi là nơi sơ tán của Trường văn hoá tập trung, trường 4+3, công trường Ba Gia và một số đơn vị kinh tế trong huyện và chính nơi đây là nơi tiến đưa các thầy giáo xếp bút nghiên, rời bục giảng cầm súng ra chiến trường tham gia cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Động Hang Phi, nay là địa điểm vui chơi, giải trí, vãn cảnh thiên nhiên, hưởng không khí trong lành mát rượi của mùa hè và ấm cúng, nghĩa tình về mùa đông. Những ngày lễ, tết và ngày hè nóng nực, nhiều người chọn đến Hang Phi để tắm sông, hoà mình vào dòng chảy bất tận mát rượi của dòng sông Luồng và động Hang Phi, thắp nén nhang cầu khấn cho hương hồn các binh sỹ Lam Sơn tử trận cầu mong họ phù hộ cho mọi người, mọi nhà, quê hương, đất nước những điều may mắn, tốt lành nhất. Ngoài ra, trong thung lũng phía Nam của xã còn có Hang Dến, Hang Nặm, Hang Nộc Cộc, Hang Nu Bai (theo tiếng dân tộc Thái) thuộc địa phận Bản Bút. Ở bản Khuông có các hang được chú ý nhiều nhất gồm: Hang Din, Hang Bang, Hang Tặng (tiếng dân tộc Mường). Ở bản Na Lặc có các hang: Hang Hin Pén, Hang Hèn, Hang Nhiêm, Hang Mươi (theo tiếng dân tộc Thái).
1.6. Hệ thống thung lũng trong phạm vi của xã:
Xã có piềng bãi Pha Đay (theo tiếng Thái, Pha Đay nghĩa là núi hình bậc thang, pha là núi, đay là thang) ở Bản Bút; piềng bãi Pù Bai (tiếng Thái) thuộc địa phận Bản Nam Tân. Pha Đay là một piềng bãi nằm trên đỉnh núi cao, nơi đây quanh năm cây cối xanh tươi, với hồ nước trong xanh, mát lành (gọi là Hồ Pha Đay), phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản và là nguồn tưới tiêu cho cánh đồng lúa lớn của Bản Bút (Na Bán). Ở Bản Na Lặc có Lòng Pác Háng, là một piềng bãi rộng rãi, thoáng mát trước cửa Hang Nhiêm. Các piềng này nếu tính diện tích, quy mô thì chưa được gọi lag thung lũng, nhưng với cảnh quan tự nhiên thì đây là những địa điểm hấp dẫn để píc níc, tận hưởng không khí trong lành.
1.7. Các loài động vật chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn xã:
Trước đây, hầu hết các khu rừng nguyên sinh trên địa bàn xã đều có các loại động vật quý như: hươu, nai, hoẵng, lợn lòi, khỉ, chồn, dúi, chuột, sóc…hiện nay, vẫn còn nhưng rất ít, chỉ còn ở một số khu rừng nguyên sinh thuộc núi Pù Bai, núi Pha Đay.
1.8. Các loài thực vật hiện nay và trước đây:
Trước đây, trong phạm vi địa bàn của xã có các loài cây lấy gỗ như: cây xú, dổi, Lim khẹt, trỏ, bi, mày lái, lim, mày kiêng…do quá trình khai thác sử dụng và tác động của thiên nhiên, hiện nay chủ yếu chỉ còn một số cây như: lát, mày kiêng, bi, lát, xoan.
Cây làm nguyên liệu công nghiệp chủ yếu là cây luồng, tre, xoan.
Cây dược liệu làm thuốc và có giá trị kinh tế như: sa nhân, củ mài, củ cơm, cây một lá, thiên nhiên kiện, của ba mươi …còn nhiều tại các khu rừng nguyên sinh, tái sinh. Đối với cây dược liệu, ngoài việc mang về dùng trong gia đình, các loại dược liệu cũng được bà con khai thác đem bán cho các thương lái thu mua tại địa phương với giá rất cao.
Với đặc điểm của hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú đã góp phần quan trọng trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường, rừng cung cấp nguồn oxy, điều hoà nước, bảo vệ, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, giữ không khí trong lành, bảo đảm cho sự sống và bảo vệ sức khoẻ của con người.
2. Đặc điểm lịch sử:
2.1. Các di tích lịch sử trên địa bàn xã:
, đất nước bình an, phồn thịnh, phát triển.
2.2. Các sự kiện lịch sử quan trọng cần lưu ý:
Sự kiện lịch sử quan trọng cần lưu ý là ngày thành lập xã, ngày 25 tháng 6 năm 1966. Cứ vào những năm tròn, xã lại tổ chức Lễ kỷ niệm để ghi nhớ lịch sử hình thành và phát triển của xã.
2.3. Khái quát thành tích nổi bật trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới:
Từ xưa đến nay, người Nam Xuân luôn giàu lòng yêu nước, căn ghét bọn thực dân phong kiến, ức hiếp, bóc lột dân làng. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng, người dân Nam Xuân nô nức tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ thế kỷ XV, trong cuộc chiến tranh chống quân Minh của nghĩa quân lam Sơn - Lê Lợi, Nam Xuân đã có người hy sinh tại bản Đỏ xã Phú Thanh. Dưới thời thực dân phong kiến thì phong trào đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do dân chủ của nhân dân Nam Xuân càng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Từ năm 1946 đến nay, ở Nam Xuân luôn có một trung đội dân quân tự vệ, sẵn sàng chiến đấu với quân thù, bảo vệ quê hương, xóm làng của mình. Người trung đội trưởng đầu tiên là ông Hà văn Xương, kế đến là ông Hà Văn Be…chính trung đội dân quân này đã làm cho bọn thực dân Pháp bị tổn thất và gặp khó khăn khi chúng tiến về chiếm đóng Hồi Xuân vào tháng 6 năm 1947.
Tiếp nối truyền thống vẻ vang của quê hương, trong thời kỳ đổi mới của những năm gần đây, nhân dân và cán bộ trong xã đã đoàn kết, thống nhất một lòng, chung tay xây dựng đời sống giàu về tinh thần, vững về kinh tế gắn với xây dựng Nông thôn mới. Đến nay xã có 4/6 bản đạt danh hiệu làng văn hoá các cấp, trong đó có 01 bản văn hoá cấp tỉnh là Bản Bút, 3 Làng văn hoá cấp Huyện là: Bản Nam Tân, Bản Khuông, Bản Đun Pù, có 2 cơ quan đạt cơ quan có nếp sống văn hoá là cơ quan Trường tiểu học và Trường Mầm Non, cơ quan Uỷ ban nhân dân xã và cơ quan Trường THCS đang phấn đấu thực hiện các tiêu chí và đăng ký khai trương xây dựng cơ quan văn hoá trong thời gian tới đây.
Với những nỗ lực cố gắng và thành tích đạt được, Bản Bút là đơn vị bản đăng ký về đích xây dựng Nông thôn mới trong năm 2017, 2018.
2.4. Những gương cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu điển hình có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước:
Để bảo vệ sự bình yên cho quê hương, người dân xã Nam Xuân luôn nâng cao cảnh giác với âm mưu của địch, do đó các toán thổ phỉ, biệt kích vào hoạt động trên địa bàn đều bị phát hiện vây bắt. Là một xã có truyền thống cách mạng từ rất sớm, các đồng chí đảng viên lớp đầu tiên được kết nạp khoảng từ năm 1948 đến năm 1957 như các đồng chí: Hà văn Xụm, Hà Văn Ban, Hà văn Thâu, Hà văn Nọi…được kết nạp từ quân đội; đồng chí Hà văn Thánh được kết nạp ở ngành Công an, đồng chí Hà Văn Nhăng được kết nạp ở ngành Lâm sản. Đến năm 1961, lớp đảng viên tiếp theo mới được kết nạp tại chi bộ Hồi Xuân như các đồng chí: Hà Văn Suôn, Hà văn Lay, Hà văn Piến, Hà văn Xum. Sau này có hai đồng chí Ngân văn Móm và Lương văn Ngọc từ xã Nam Động chuyển về. Đây là những người con ưu tú của quê hương Nam Xuân, họ đã sớm ý thức được nền độc lập tự do của đất nước, quê hương do chính mình đấu tranh giành lại. Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược và hơn 20 năm chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, nhân dân Nam Xuân đã đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần tô đẹp thêm cho trang sử truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông qua mọi thế hệ, có những thế hệ cha, ông đã nằm lại nơi chiến trường, được tổ quốc ghi công và biết ơn mãi mãi, xã Nam Xuân của chúng ta tự hào và luôn biết ơn 21 liệt sỹ, 10 thương binh, 5 bệnh binh, họ luôn là những gương điển hình tiêu biểu để thế hệ con cháu noi theo . Kế thừa, phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá của quê hương là động lực thúc đẩy Đảng bộ và nhân dân Nam Xuân hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong những chặng đường cách mạng tiếp theo.
Dòng họ tiêu biểu điển hình của xã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước trong kháng chiến và trong thời kỳ đổi mới là dòng họ Hà Văn. Ở Bản Bút tiêu biểu như: Ông Hà Văn Ban, ông Hà Văn Xụm, ông Hà Văn Phớ, Hà Văn Thâu… ở Bản Nam Tân có Ông Hà văn Xum, ông Hà văn Pắng, Hà văn Luội, ở Bản Na Cốc có ông Hà văn Nhăng, ông Hà Huy Truật, ở bản Na Lặc có ông Hà văn Thánh.
3. Đặc điểm kinh tế- xã hội:
3.1. Các loại cây trồng chủ yếu:
Các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã là cây lúa nước, cây luồng, cây xoan, cây lát.
3.2. Các loại cây làm hàng hoá mũi nhọn:
Cây mũi nhọn làm hàng hoá là cây luồng, cây xoan, cây lát.
3.3. Các loài vật nuôi chủ yếu:
Các loài vật nuôi chủ yếu hiện nay là trâu, bò, lợn, gà, dê, chó.
3.4. Hệ thống trang trại, gia trại trên địa bàn xã:
Chủ yếu chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, có một số gia trại nhỏ nuôi lợn, gà, chưa có hệ thống trang trại lớn.
3.5. Trên địa bàn xã có hai loại rừng là rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Số diện tích rừng nghèo kiệt là 86,6ha. Phương án khắc phục số diện tích rừng nghèo kiệt là chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh số diện tích rừng hộ và trồng rừng thay thế như là trồng luồng, trồng xoan, lát đối với số diện tích rừng sản xuất.
3.6. Các nghề truyền thống trước đây và hiện nay:
Các nghề truyền thống được nhân dân duy trì phát huy từ trước đến nay chủ yếu là nghề đan lát thủ công và dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, hiện nay nghề dệt thổ cẩm còn nhưng ít, nghề đan lát truyền thống được phát huy và trở thành sản phẩm hàng hoá phổ biến trong nhân dân với các vật dụng như: bế, dón, rổ, rá to, nhỏ khác nhau, được các bàn tay khéo léo đan với nhiều hoạ tiết, cách thức khác nhau, nhưng quan trọng là phải bền và có thẩm mỹ. Nghề đan lát chủ yếu là nam giới thực hiện và có ở hầu hết các bản, chủ yếu phụ thuộc vào khiếu và hoa tay của từng người.
3.7. Các chợ trên địa bàn xã: Xã không có chợ
3.8. Hệ thống tưới tiêu ruộng đồng:
Hệ thống tưới tiêu ruộng đồng chủ yếu từ các suối nhỏ được xây dựng kiên cố hoá từ các chương trình dự án, đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho các cánh đồng lúa. Chỉ có cánh đồng lúa lớn (Na Bán) ở bản Bút là lấy nước từ hệ thống Hồ Pha Đay để tưới tiêu đồng ruộng.
3.9. Địa bàn xã không có công trình thuỷ điện quốc gia.
3.10. Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã:
Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã đang được đầu tư xây dựng như tuyến đường Na Cốc - Bút, Na lặc - Bút, tuyến đường Na Lũ - Hin Đón, tuyến đường Na Hố - Hang Bang là những tuyến đường liên thôn bản đã và đang được cứng hoá. Địa bàn xã có 3 cây cầu treo bắc qua sông Luồng tại bản Na Cốc (Hang Phi), bản Khuông và bản Nam Tân, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, giao thương hàng hoá. Xã có đường Quốc lộ 15C đi qua, với chiều dài là 9,07 km.
3.11. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã: Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là cát, phân bố dọc hệ thống sông Luồng, đảm bảo phục vụ cho xây dựng trong và ngoài xã.
3.12. Mạng lưới điện quốc gia trên địa bàn xã:
Mạng lưới điện quốc gia được kéo đến 5/6 bản, hiện nay đang kéo đường điện bản Đun Pù.
3.13. Hệ thống nước sách trên địa bàn xã:
Người dân trong xã chủ yếu dùng nước lấy từ suối, khe, mó về dùng, đảm bảo vệ sinh môi trường; Tỷ lệ người dân được dùng nước sạch là trên 90%.
3.14. Hệ thống viễn thông, trạm thu phát trên địa bàn xã:
Hệ thống viễn thông có bước phát triển nhanh trong những gần đây, toàn xã có 2 trạm phát sóng VIETTEL tại bản Nam Tân và bản Na Cốc, có 01 trạm phát sóng VINAPONE tại bản Nam Tân. Xã có điểm Bưu điện văn hoá xã, sóng điện thoại di động được phủ sóng khắp toàn xã, đảm bảo phục vụ nhu cầu liên lạc của người dân. Các cơ quan, trường học, trạm y tế đều đăng ký thuê bao Intennet phục vụ thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, công tác.
3.15. Hệ thống truyền thanh không dây trên địa bàn xã:
Xã có hệ thống Đài truyền thanh không dây, được đầu tư lắp đặt từ năm 2003, đã phủ kín khắp các bản, nhưng do thời gian sử dụng hiện nay có một số cụm phát bị hỏng, chưa sửa chữa được.
3.16. Hệ thống các trường học trên địa bàn của xã:
Các trường học trong xã gồm có Trường Mầm non (3 khu); Trường tiểu học (3 khu), Trường THCS (1khu chính). Từ năm 2008 đến nay, xã có thêm Trung tâm học tập cộng đồng xã, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và xây dựng cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và cả cộng đồng.
3.17. Mạng lưới y tế trên địa bàn xã:
Mạng lưới y tế trên địa bàn của xã được chuẩn hoá, xã có Trạm y tế đạt tiêu chuẩn quy định mới được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2016, đội ngũ y, bác sỹ có trình độ đạt chuẩn ngày càng cao, xã được công nhận là xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2020.
3.18. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay:
Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay theo chuẩn mới (năm 2016) là 25,69%.
3.19. Thế mạnh kinh tế của xã hiện nay:
Thế mạnh kinh tế của xã hiện nay là nông, lâm, nghiệp kết hợp chăn nuôi và dịch vụ thương mại, chủ yếu là nông lâm nghiệp và chăn nuôi.
3. 20. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu nhất:
Về thuận lợi: Nhân dân một lòng đoàn kết, thống nhất theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, có ý thức tự chủ, tự lập, tự cường, chủ động vươn lên xây dựng cuộc sống, quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Khó khăn: Xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình đồi núi phức tạp, dân cư phân bố rải rác, đất trồng trọt ít, địa hình địa bàn nhiều đồi núi, không bằng phẳng, chưa thu hút được sự đầu tư của các công ty, xí nghiệp, nên đời sống kinh tế của người dân chậm phát triển hơn so với các xã bạn.