Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
124338
 1. Vị trí địa giới
  1.1.Vị trí: Nam Xuân là một xã của huyện vùng cao Quan Hoá, nằm trong thung lũng hạ lưu Sông Luồng, Trung tâm xã cách trung tâm huyện 10 km về phía Tây của Huyện.
  1.2.Địa giới:
              - Phía Đông giáp xã Hồi Xuân
              - Phía Tây giáp xã Nam Tiến
              - Phía Nam giáp xã Trung xuân, xã Trung Hạ và xã Trung Thượng (huyện Quan  Sơn)
              - Phía Bắc giáp xã Hồi Xuân và Thanh Xuân
          Trung tâm xã đóng tại xóm 1 Bản Nam Tân. Từ trung tâm xã đến xóm xa nhất (Buốc Khoai - Bản Bút) là 5 km, trung bình bản cách bản từ 1 đến 3 km, xóm cách xóm từ 100 mét đến 1000 mét. Đường đi lối lại còn khó khăn, nhiều dốc cao, đất núi đá và suối, khe.
tích tích tự nhiên: 3.868.63ha.    
       Trong đó:
    Diện tích đất nông nghiệp: 3.611,71ha (chiếm 93,35%)        
   a) Đất sản xuất nông nghiệp: 131,68ha    
         Cây hàng năm     
          + Đất trồng lúa : 76,42ha
          + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 0
          + Đất trồng cây hàng năm khác : 22,10ha   
        Cây lâu năm
          + Cây công nghiệp lâu năm : 0
          + Cây ăn quả : 0  
          + Cây lâu năm khác : 33,16ha 
      b) Đất lâm nghiệp : 3.476, 05ha11 2.1
          + Đất rừng phòng hộ: 11
          + Đất rừng đặc dụng: 0
     c) Đất nuôi trồng thuỷ sản : 3,98ha        
          + Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt : 3,98ha
     d)  Đất nông nghiệp khác : 0
                    -  Diện tích đất phi nông nghiệp: 144,06ha ( chiếm 3,72 %)
                    -  Diện tích đất chưa sử dụng:  112,86ha ( chiếm 2,91%)  
          Nam Xuân có địa hình núi non hiểm trở, nhiều núi cao, suối sâu. Trong địa phận của xã, ngoài sông chính là sông Luồng còn có các con suối nhỏ là nhánh phụ, ngồn cung cấp nước cho sông Luồng.
Bên hữu ngạn có suối Ca Đông là địa giới giữa các xã Nam Xuân và Nam Tiến, tiếp theo là suối Hẹ, suối Chít, suối Khuông, suối Ca Sắm, suói Luốc Pán. Suối Luốc Pán cùng suối Cạn Buốc Mu là địa giới giữa xã Nam Xuân và Hồi Xuân.
          Bên tả ngạn có suối Sa Lía là địa giới giữa xã Nam Xuân và Nam Tiến, tiếp theo là suối Hang Bang, suối Hố, suối  kHuênh, suối Hín Đón, suối Sén, suối Sán trên suối Sán dưới, suối Dượng, suối Ban, suối ách mạ suối Hang và suối Buốc Mó.
    3. Dân số và dân tộc
3.1. Tổng dân số (Theo số liệu điều tra năm 2019) là 2.437 người. Trong đó Nam: 1.214người; Nữ: 1.224 người.
               3.2. Dân số trong độ tuổi lao động (Theo số liệu điều tra năm 2016) là 982 người (chiếm 42 %)
3.3. Mật độ dân số Theo số liệu điều tra năm 2016) là: 62 người/km2
3.4. Thành phần dân tộc (Theo số liệu điều tra năm 2019) gồm:
+ Dân tộc Thái: 1.551 người (Chiếm 63,64%), phân bố chủ yếu ở Bản Bút, bản Đun Pù, Bản Bút Xuân Bản Nam Tân.
+ Dân tộc Mường: 783  người (Chiếm 32,13%), phân bố chủ yếu ở Bản Khuông và một số ít ở Bản Nam Tân.
+ Dân tộc Kinh: 102 người (Chiếm 4,19%), phân bố rải rác ở các bản: Bản Nam Tân, Bản Bút Xuân, Bản Khuông.
              + Dân Tộc Ê ĐÊ: 01 người ( chiếm 0,04% ) phân  bố tạ Bản Bút.
3.5. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi địa bàn xã là tiếng Thái (khoam Tay).