Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc khánh 2/9
Quốc khánh 2/9 đã trở thành một mốc son hào hùng của dân tộc Việt Nam trong suốt chặng đường 71 năm qua. Cùng nhìn lại lịch sử và ý nghĩa của ngày lễ này.
Người khẳng định: "Một
Người trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy". Đọc nửa chừng, Người dừng lại hỏi: "Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?". Hơn 50 vạn người cùng đáp "Có!".
Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với vận mệnh của dân tộc. Nó tiếp nối truyền thống anh hùng bất khuất của cha ông thuở trước. Thời thế đã đổi thay, song chí khí hào hùng của nhân dân ta trong thơ Lý Thường Kiệt "Nam quốc sơn hà Nam đế cư..", trong "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi vẫn thắm đượm trong từng lời, từng chữ của Tuyên ngôn.
Tuyên ngôn Độc lập là bản hùng ca viết tiếp những trang sử huy hoàng của ngàn năm về trước, đã đánh dấu thắng lợi của một thế kỷ ngoan cường chống thực dân và phong kiến và mở ra một kỷ nguyên mới trên đất nước ta. Tuyên ngôn Độc lập chẳng những đã khai sinh một nhà nước - nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, nhà nước độc lập đầu tiên trong hệ thống thuộc địa thế giới, mà còn báo hiệu sự thành lập một chế độ xã hội mới - chính quyền công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu á.
Từ đây với tư cách người chủ thực sự của đất nước, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã kiên cường đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến. Ba mươi năm sau ngày "Tuyên ngôn Độc lập", năm 1975, Đảng ta, quân dân ta đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang: giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi sự nghiệp cách mạng dân tộc- dân chủ, tiến hành thống nhất nước nhà.
Tổ quốc ta được độc lập, nhân dân ta đời đời được tự do, tinh thần bất diệt của Tuyên ngôn Độc lập mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi người dân Việt Nam. Với ý nghĩa và tầm vóc lớn lao đó, ngày 2 tháng 9 trở thành ngày hội lớn của dân tộc, ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
ST.
Tin cùng chuyên mục
-
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ XÃ NAM XUÂN LẦN THỨ XIII, NHIỆM KỲ 2021-2026
20/11/2023 08:30:00 -
Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc khánh 2/9
22/08/2023 15:19:41 -
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Quan Hóa
13/06/2022 08:01:52 -
Tập trung đưa xã Nam Xuân trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch huyện Quan Hóa
18/11/2021 08:36:17
Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc khánh 2/9
Quốc khánh 2/9 đã trở thành một mốc son hào hùng của dân tộc Việt Nam trong suốt chặng đường 71 năm qua. Cùng nhìn lại lịch sử và ý nghĩa của ngày lễ này.
Người khẳng định: "Một
Người trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy". Đọc nửa chừng, Người dừng lại hỏi: "Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?". Hơn 50 vạn người cùng đáp "Có!".
Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với vận mệnh của dân tộc. Nó tiếp nối truyền thống anh hùng bất khuất của cha ông thuở trước. Thời thế đã đổi thay, song chí khí hào hùng của nhân dân ta trong thơ Lý Thường Kiệt "Nam quốc sơn hà Nam đế cư..", trong "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi vẫn thắm đượm trong từng lời, từng chữ của Tuyên ngôn.
Tuyên ngôn Độc lập là bản hùng ca viết tiếp những trang sử huy hoàng của ngàn năm về trước, đã đánh dấu thắng lợi của một thế kỷ ngoan cường chống thực dân và phong kiến và mở ra một kỷ nguyên mới trên đất nước ta. Tuyên ngôn Độc lập chẳng những đã khai sinh một nhà nước - nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, nhà nước độc lập đầu tiên trong hệ thống thuộc địa thế giới, mà còn báo hiệu sự thành lập một chế độ xã hội mới - chính quyền công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu á.
Từ đây với tư cách người chủ thực sự của đất nước, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã kiên cường đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến. Ba mươi năm sau ngày "Tuyên ngôn Độc lập", năm 1975, Đảng ta, quân dân ta đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang: giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi sự nghiệp cách mạng dân tộc- dân chủ, tiến hành thống nhất nước nhà.
Tổ quốc ta được độc lập, nhân dân ta đời đời được tự do, tinh thần bất diệt của Tuyên ngôn Độc lập mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi người dân Việt Nam. Với ý nghĩa và tầm vóc lớn lao đó, ngày 2 tháng 9 trở thành ngày hội lớn của dân tộc, ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
ST.