Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
124338

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ

Ngày 15/06/2022 14:51:10

Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước. Thường gây ra những thương tổn trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi tiểu học và mầm non. Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn đang còn xảy ra. Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cùng tìm hiểu về tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh.

Các loại tai nạn thương tích thường gặp đối với trẻ:

+ Các tai nạn do ngã:chủ yếu do trơn trựơt, vấp ngã do đường đi mấp mô và thường xảy ra ở nơi vui chơi.

+Đuối nước:do trẻ bị ngã vào xô- chậu có nước, bị ngã khi đến gần ao hồ, khi đi tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, những khu vực nguy hiểm... là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đuối nước…

+ Các tai nạn do ngộ độc:chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc, thức ăn có dược phẩm độc hại, do uống nhầm thuốc…

+Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn:thường xảy ra ở nơi vui chơi do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc nhau. Trẻ vô tình chọc vào mắt gây chấn thương mắt rất nguy hiểm. Trẻ có thể cầm gạch, sỏi ném đùa nhau, va vào các bậc thềm gây rách da, chấn thương phần mềm, gẫy xương.

+ Tai nạn gây ngạt đường thở:do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt, quả nhỏ, thậm chí có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai. Trẻ còn ngậm đồ chơi vào mồm và có thể gây rách niêm mạc miệng, gãy răng hoặc hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn…

+Tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dã(chó, rắn, ong… ): trong đó chủ yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy ra ở gia đình.

+Do bỏng:chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước – uống nhầm vào nước nóng, khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp ….) mang từ nhà bếp lên còn đang rất nóng, nếu không chú ý mà ăn, uống ngay sẽ gây bỏng cho trẻ. Có trường hợp trẻ bị bỏng do cháy, hoả hoạn …

+Tai nạn giao thông:đối với trẻ mầm non các tai nạn thương tích chủ yếu do trẻ được đèo bằng xe đạp và bằng xe máy.

Để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra các bậc cha mẹ trẻ cần có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừasau đây:

* Phòng ngã:

+ Không cho trẻ học và chơi gần những nơi không an toàn.

+ Bàn ghế, đồ chơi hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.

+ Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.

+ Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.

* Phòng ngừa đánh nhau.

+ Giáo dục ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau.

+ Không cho các em sử dụng các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kéo, súng cao su và các vật sắc, nhọn khác.

+ cha mẹ thường xuyên quản lý, giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục trẻ đoàn kết.

* Phòng ngừa tai nạn giao thông

+ không cho trẻ chạy ra đường chơi khi nhà ở gần đường.

+ Hướng dẫn trẻ thực hiện các quy định an toàn giao thông.

* Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc

+ Bảng điện tại gia đình phải để cao, tuyệt đối không để bàn là, đồ đun nấu, phích nước nóng dưới tầm với của trẻ.

+ Không cho các cháu tới bếp nấu nướng

+ Luôn quan tâm chăm sóc trẻ, không để trẻ chơi một mình ở các nơi có thể xảy ra tai nạn.

+ Để thuốc và hóa chất ngoài tầm tay với của trẻ em. Không cho trẻ em tự uống thuốc.

* Phòng ngừa điện giật

+ Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho trẻ nghịch

+ Hệ thống điện trong nhà phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.

* Phòng ngừa ngộ độc thức ăn

Cho trẻ ăn, uống đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc.

* Phòng ngừa đuối nước

+ Trẻ em cần rèn luyện thể lực và biết bơi

+ Không cho trẻ ra gần ao . hồ, sông suối một mình.

+ Khi xảy ra mưa, lũ lụt các cháu qua sông suối phải có người lớn đưa và phải đảm bảo an toàn.

+ Khi đi đò, thuyền,... phải mặc áo phao bảo hộ

+ bể ; thùng, chậu nước phải có nắp đậy an toàn.

Còn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em nhưng cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sự quan tâm chú ý của người lớn khi trông trẻ. Chỉ một phút thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, người lớn cần trang bị cho trẻ nhỏ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình từ khi trẻ bắt đầu hình thành những ý thức đầu tiên.Vì tương lai tốt đẹp của con em chúng ta, mỗi người hãy nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước.

BÍCH BÍCH

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ

Đăng lúc: 15/06/2022 14:51:10 (GMT+7)

Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước. Thường gây ra những thương tổn trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi tiểu học và mầm non. Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn đang còn xảy ra. Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cùng tìm hiểu về tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh.

Các loại tai nạn thương tích thường gặp đối với trẻ:

+ Các tai nạn do ngã:chủ yếu do trơn trựơt, vấp ngã do đường đi mấp mô và thường xảy ra ở nơi vui chơi.

+Đuối nước:do trẻ bị ngã vào xô- chậu có nước, bị ngã khi đến gần ao hồ, khi đi tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, những khu vực nguy hiểm... là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đuối nước…

+ Các tai nạn do ngộ độc:chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc, thức ăn có dược phẩm độc hại, do uống nhầm thuốc…

+Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn:thường xảy ra ở nơi vui chơi do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc nhau. Trẻ vô tình chọc vào mắt gây chấn thương mắt rất nguy hiểm. Trẻ có thể cầm gạch, sỏi ném đùa nhau, va vào các bậc thềm gây rách da, chấn thương phần mềm, gẫy xương.

+ Tai nạn gây ngạt đường thở:do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt, quả nhỏ, thậm chí có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai. Trẻ còn ngậm đồ chơi vào mồm và có thể gây rách niêm mạc miệng, gãy răng hoặc hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn…

+Tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dã(chó, rắn, ong… ): trong đó chủ yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy ra ở gia đình.

+Do bỏng:chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước – uống nhầm vào nước nóng, khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp ….) mang từ nhà bếp lên còn đang rất nóng, nếu không chú ý mà ăn, uống ngay sẽ gây bỏng cho trẻ. Có trường hợp trẻ bị bỏng do cháy, hoả hoạn …

+Tai nạn giao thông:đối với trẻ mầm non các tai nạn thương tích chủ yếu do trẻ được đèo bằng xe đạp và bằng xe máy.

Để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra các bậc cha mẹ trẻ cần có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừasau đây:

* Phòng ngã:

+ Không cho trẻ học và chơi gần những nơi không an toàn.

+ Bàn ghế, đồ chơi hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.

+ Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.

+ Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.

* Phòng ngừa đánh nhau.

+ Giáo dục ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau.

+ Không cho các em sử dụng các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kéo, súng cao su và các vật sắc, nhọn khác.

+ cha mẹ thường xuyên quản lý, giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục trẻ đoàn kết.

* Phòng ngừa tai nạn giao thông

+ không cho trẻ chạy ra đường chơi khi nhà ở gần đường.

+ Hướng dẫn trẻ thực hiện các quy định an toàn giao thông.

* Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc

+ Bảng điện tại gia đình phải để cao, tuyệt đối không để bàn là, đồ đun nấu, phích nước nóng dưới tầm với của trẻ.

+ Không cho các cháu tới bếp nấu nướng

+ Luôn quan tâm chăm sóc trẻ, không để trẻ chơi một mình ở các nơi có thể xảy ra tai nạn.

+ Để thuốc và hóa chất ngoài tầm tay với của trẻ em. Không cho trẻ em tự uống thuốc.

* Phòng ngừa điện giật

+ Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho trẻ nghịch

+ Hệ thống điện trong nhà phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.

* Phòng ngừa ngộ độc thức ăn

Cho trẻ ăn, uống đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc.

* Phòng ngừa đuối nước

+ Trẻ em cần rèn luyện thể lực và biết bơi

+ Không cho trẻ ra gần ao . hồ, sông suối một mình.

+ Khi xảy ra mưa, lũ lụt các cháu qua sông suối phải có người lớn đưa và phải đảm bảo an toàn.

+ Khi đi đò, thuyền,... phải mặc áo phao bảo hộ

+ bể ; thùng, chậu nước phải có nắp đậy an toàn.

Còn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em nhưng cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sự quan tâm chú ý của người lớn khi trông trẻ. Chỉ một phút thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, người lớn cần trang bị cho trẻ nhỏ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình từ khi trẻ bắt đầu hình thành những ý thức đầu tiên.Vì tương lai tốt đẹp của con em chúng ta, mỗi người hãy nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước.

BÍCH BÍCH