Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
124338

Nghề dệt thổ cẩm ở bản Bút

Ngày 27/12/2021 08:27:46

Ngày 21-12-2021, UBND tỉnh đã có Quyết định số 5261 về việc công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2021. Trong đó có nghề truyền thống dệt thổ cẩm bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa.

1.jpg

Dù những sản phẩm công nghiệp ngày càng nhiều hơn, nhưng người dân bản Bút vẫn cố gắng nỗ lực duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
2.jpg

Điều đáng mừng là kể từ khi nghề dệt thổ cẩm được khôi phục, đồng bào dân tộc Thái ở bản Bút chú ý và thường xuyên mặc trang phục truyền thống. Đây cũng là điều kiện để bản Bút xã Nam Xuân thực hiện tốt chương trình phát triển du lịch cộng đồng,
3.jpg

Để hình thành được sản phẩm, dệt thổ cẩm phải trải qua nhiều công đoạn, như quay sợi, mắc khung.
4.jpg

Với người phụ nữ Thái, giữ gìn nghề dệt thổ cẩm là giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Vì thế, hầu như ngay từ nhỏ họ đã được dạy thêu, dệt.
5.jpg

Để hình thành được sản phẩm, dệt thổ cẩm phải trải qua nhiều công đoạn, như quay sợi, mắc khung.

6.jpg

Từng sợi chỉ tạo nên những tấm vải thổ cẩm rực rỡ sắc màu.
7.jpg

Từ những bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái mà rất nhiều vật dụng trong gia đình như váy, khăn, chăn, màn, gối, đệm… đều được may bằng vải thổ cẩm.
8.jpg

Đã có nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch ở bản Bút nhằm hình thành một đội ngũ du lịch tại chỗ theo hai hướng quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại các tổ nghề; huy động cộng đồng dân cư tại tổ, nhóm nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch.

Bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) có 106 hộ, 462 khẩu với hai dân tộc cùng chung sống là dân tộc Thái và dân tộc Kinh, trong đó dân tộc Thái chiếm 98%. Nhờ nghề dệt thổ cẩm, những năm gần đây, bản Bút vừa bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. Hiện nay, nhóm dệt thổ cẩm bản Bút gồm 20 hộ gia đình. Tuy vậy, dệt thổ cẩm là nghề truyền thống, vì thế dù còn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, nhưng bà con nơi đây vẫn muốn được phát triển, mở rộng quy mô hơn nữa để giải quyết nhu cầu lao động, tạo việc làm tại chỗ, từng bước nâng cao đời sống của người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

“Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển nghề truyền thống dệt thổ cẩm ở bản Bút, các cấp, chính quyền cần tạo cơ chế riêng cho làng nghề tiếp cận các chính sách của Nhà nước về vốn, hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ sản xuất, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ làng nghề phát triển một số sản phẩm đặc trưng. Đồng thời, cần quan tâm hơn nữa chương trình quảng bá sản phẩm cụ thể, hỗ trợ kinh phí cho tổ, nhóm nghề”, bà Phạm Thị Nhị, Phó Chủ tịch xã Nam Xuân, cho biết.

KIỀU HUYỀN

Nghề dệt thổ cẩm ở bản Bút

Đăng lúc: 27/12/2021 08:27:46 (GMT+7)

Ngày 21-12-2021, UBND tỉnh đã có Quyết định số 5261 về việc công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2021. Trong đó có nghề truyền thống dệt thổ cẩm bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa.

1.jpg

Dù những sản phẩm công nghiệp ngày càng nhiều hơn, nhưng người dân bản Bút vẫn cố gắng nỗ lực duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
2.jpg

Điều đáng mừng là kể từ khi nghề dệt thổ cẩm được khôi phục, đồng bào dân tộc Thái ở bản Bút chú ý và thường xuyên mặc trang phục truyền thống. Đây cũng là điều kiện để bản Bút xã Nam Xuân thực hiện tốt chương trình phát triển du lịch cộng đồng,
3.jpg

Để hình thành được sản phẩm, dệt thổ cẩm phải trải qua nhiều công đoạn, như quay sợi, mắc khung.
4.jpg

Với người phụ nữ Thái, giữ gìn nghề dệt thổ cẩm là giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Vì thế, hầu như ngay từ nhỏ họ đã được dạy thêu, dệt.
5.jpg

Để hình thành được sản phẩm, dệt thổ cẩm phải trải qua nhiều công đoạn, như quay sợi, mắc khung.

6.jpg

Từng sợi chỉ tạo nên những tấm vải thổ cẩm rực rỡ sắc màu.
7.jpg

Từ những bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái mà rất nhiều vật dụng trong gia đình như váy, khăn, chăn, màn, gối, đệm… đều được may bằng vải thổ cẩm.
8.jpg

Đã có nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch ở bản Bút nhằm hình thành một đội ngũ du lịch tại chỗ theo hai hướng quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại các tổ nghề; huy động cộng đồng dân cư tại tổ, nhóm nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch.

Bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) có 106 hộ, 462 khẩu với hai dân tộc cùng chung sống là dân tộc Thái và dân tộc Kinh, trong đó dân tộc Thái chiếm 98%. Nhờ nghề dệt thổ cẩm, những năm gần đây, bản Bút vừa bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. Hiện nay, nhóm dệt thổ cẩm bản Bút gồm 20 hộ gia đình. Tuy vậy, dệt thổ cẩm là nghề truyền thống, vì thế dù còn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, nhưng bà con nơi đây vẫn muốn được phát triển, mở rộng quy mô hơn nữa để giải quyết nhu cầu lao động, tạo việc làm tại chỗ, từng bước nâng cao đời sống của người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

“Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển nghề truyền thống dệt thổ cẩm ở bản Bút, các cấp, chính quyền cần tạo cơ chế riêng cho làng nghề tiếp cận các chính sách của Nhà nước về vốn, hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ sản xuất, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ làng nghề phát triển một số sản phẩm đặc trưng. Đồng thời, cần quan tâm hơn nữa chương trình quảng bá sản phẩm cụ thể, hỗ trợ kinh phí cho tổ, nhóm nghề”, bà Phạm Thị Nhị, Phó Chủ tịch xã Nam Xuân, cho biết.

KIỀU HUYỀN